Search

Quá trình tu có cần biết quá nhiều

Thưa thầy, trong việc học và tu thiền của đạo Phật, Đức Phật có nhắc đến việc Văn – Tư – Tu. Khi nghe một điều gì đó, mình suy nghĩ và kiểm chứng về nó, khi đã hiểu rồi thì bắt đầu tu. Trong khi con tiếp nhận giáo pháp của Phật, có những điều do con thiếu kinh nghiệm sống, thiếu trải nghiệm mà con chưa được thực chứng và tin tưởng được. Và khi ấy chỉ có thể tin theo Đức Phật và chư thầy, nhưng thực sự con vẫn còn có những khúc mắc trong lòng và cảm thấy không thoải mái. Nhưng có một số người không cần hiểu nhiều quá, chỉ cần cứ đơn giản lại chứng đắc. Như người sư đệ Bàn-Đặc trong bài “Quét Rác Vườn Tâm” chỉ quét sân chùa mà ngộ được đạo. Còn người sư huynh Châu-lợi-bàn-đà biết quá nhiều lại rơi vào tâm ma. Như vậy thì có cần thắc mắc quá nhiều, hiểu sâu và hiểu rõ để có thể tu không ạ hay chỉ nên đơn giản và chấp nhận những thiếu sót trong sự hiểu biết của mình, dựa vào niềm tin nơi thầy ạ? Vậy con nên làm thế nào ạ? Mô Phật!

Trả lời: Mô Phật! Đức Phật là bậc đại giác đại ngộ, Ngài quán chiếu nhân duyên. Huynh đệ Bàn-Đặc và Châu-lợi-bàn-đà khác biệt nhau, Phật nhận ra sự khác biệt, trao phương tiện. Ông Bàn-Đặc không phải là không tu, mà các pháp môn kia như về Văn- Tư – Tu… Cái con đường đó, Văn – có, Tư duy – có đấy, chứ đừng nói ông không có tư duy, nhưng Văn, kiến văn thì không giỏi bằng người huynh đệ của mình là ông Châu-lợi-bàn-đà, nhưng về tư duy có. Phật chỉ đơn giản hoá cái Văn, tức là cái kiến văn hiểu biết, bằng cách giao cho công việc lấy chổi quét lá để quán chiếu vô thường. Quán chiếu vô thường là tư duy, là tu đó, Văn không nhiều như Tư, Tu – có, tư duy. Cho nên sau khi quét rác, quán chiếu được bốn mùa thay đổi, xuân hạ thu đông, lá xanh, lá vàng, lá rụng, dĩ nhiên ông ta sẽ hỏi “lá ơi lá rụng về đâu, lá tới từ đâu và lá rụng về đâu” – có tư duy. Nhưng không cầu kỳ trong văn tự, và cứ miên mật thực hiện cái pháp quán chiếu tư duy đấy, để rồi trong cái công hạnh tu, hiểu thấu được vô thường trong câu thứ 2 Nam Mô Ta Mô Ta Mô Đa Ra Hoang – quán chiếu vô thường.

Có nhiều phép quán chiếu để nhận ra vô thường như trong hai năm qua, đại dịch quét ngang, nhiều người đã chết. Nhìn vào sự chết, quán chiếu sự chết để nhận ra vô thường, đó là một phương tiện cơ hội để ta thấy. Hiện tại, chiến tranh đang xảy ra giữa Ukraine và Russia , quán chiếu chiến tranh để thấy được đời vô thường, sinh mạng con người vô thường, tánh khí vô thường. Hiểu được đó là tư duy và là tu. Đâu nhất thiết phải đọc rầm rầm rầm rầm kinh sách của Phật nói về vô thường. Nếu bạn là người có trí tuệ và có trí nhớ như ông A-nan, lời gì Phật nói ra ông cũng nhớ, nhưng ít có khi nào tu, cho nên không thành tựu được. Cho đến khi Phật viên tịch rồi, ông mới gắng tu, sau đó mới thành tựu được. Lời Phật chỉ diễn dãi để hiểu và Phật ứng dụng mọi phương tiện ngôn ngữ biến thành cách dạy tùy vào cái duyên của mỗi người, để khơi dậy sự hiểu biết để họ ứng dụng được đưa đến sự thành tựu. Cho nên chúng ta đừng mắc kẹt vào trong cái phương tiện. Kinh là tốt, đọc tất cả các lời Phật dạy trong tất cả các cuốn kinh còn đến ngày hôm nay để hiểu, rất tốt. Nhưng nếu bạn không có cơ hội và điều kiện đọc, thì Đức Phật nói một chữ một câu thôi, ứng dụng cho đúng cũng thành tựu được mà. Thì ông Bàn-Đặc chỉ một chữ là “quét rác” thôi, để quán chiếu vô thường, ông ta đã thành tựu. Nếu bạn nhận ra bạn không có đủ thời gian để chăm chút cho cái kiến văn của mình cho nó vô tận như ông Bàn-đà, thì không nhất thiết vùi đầu vào đó làm điên loạn thần khí để tích luỹ kiến văn như cái thứ để trang trí cho cái kiến thức Phật học của chúng ta. Học Phật quan trọng là giá trị của sự ứng dụng vào đời sống. Mô Phật!

Tham vấn Phật Pháp 17, https://youtu.be/oey87vr9NzM

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts