Search

Phiền Não Tan Khi Biết Phá Chấp

Bảo Diệu Tâm đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn đang ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn 

Chúng ta chia sẻ về Phật Pháp qua những câu chuyện đơn giản, để chúng ta cùng nhau suy nghĩ. Phật Pháp thật sự có ứng dụng vào đời sống của con người mỗi ngày trong công việc chúng ta làm hay không? Trả lời câu hỏi này, mỗi người chúng ta cần phải tư duy. Đức Phật dạy cho chúng ta giáo lý của Ngài là giáo lý của bậc giác ngộ. Nếu chúng ta không nghiên cứu, không suy nghĩ cho kỹ, thì đôi khi chúng ta bị những lời của con người, bạn bè, hoặc trong cuộc sống này, chia sẻ làm cho chúng ta hiểu lầm. Và nghĩ rằng Phật giáo chỉ có thể áp dụng vào đời sống của con người khi đến với chùa học, và mang vào ứng dụng ở những môi trường đặc biệt. Còn những con người bình thường như chúng ta sinh hoạt mỗi một ngày luôn luôn phải tương tác với muôn sự ở đời, thì liệu rằng Phật Pháp có thể ứng dụng được hay không?

Chúng ta suy nghĩ, suy nghĩ để rồi chúng ta thấy rằng Phật pháp kỳ diệu, bởi những câu chuyện ngày hôm nay Bảo Thành kể, nói đến tâm của một bậc giác ngộ khi thoát khỏi cảnh giới dị nguyên giữa đúng và sai. Dị nguyên là đúng và sai, trắng và đen, có cái này phải có cái kia. Đức Phật đã thoát ra khỏi sự ràng buộc đúng sai, có và không, đen và trắng, sanh và tử. Ngài đã ở ngoài vòng sanh tử rồi nên chân lý của Ngài, sức mạnh của Ngài, không phải là một sự thần thông như một vị thần, mà là trí tuệ hiểu rõ, tạo thành một trí lực của chánh định, vượt ra khỏi tầm suy nghĩ của loài người.

Có một câu chuyện kể như vầy:

Có hai vợ chồng kia, người vợ lúc nào cũng tôn kính Tam Bảo, Phật, Pháp, Tăng. Bởi vì người vợ đã nghe được Đức Phật giảng và mang lòng ngưỡng mộ chân lý của Đức Phật, giúp cho cô ta được thoải mái tâm hồn và có suy nghĩ trong sáng, không còn như những người bình thường hay cáu gắt, hay giận hờn, hay khó chịu, hay chỉ trích. Thấy được sự lợi lạc đó, cô ta luôn luôn muốn cúng dường Phật để nương vào sự thanh tịnh của Phật, sự giáo dưỡng của Phật và chân lý Ngài truyền dạy, để sống cho tốt hơn mỗi ngày. Thế nhưng ông chồng không bao giờ muốn cúng dường Phật, không bao giờ muốn cúng dường Trai Tăng hay gần gũi với Phật. Một hôm cô ta đã thỉnh được Phật Và Tăng đoàn tới nhà để cúng cơm vào một buổi trưa, như cúng lương thực đó, theo như truyền thống của Phật giáo. Ông chồng không có thích, chính vì ông chồng không thích và không hòa hợp, cho nên có một người hàng xóm mới thấy được điều đó, và ông hàng xóm này cũng không thích Phật và Tăng đoàn, nên nói vào, nói ra, rồi bày kế với người chồng. Cuối cùng theo kế người hàng xóm và ông chồng đã nhốt cô vợ vào trong phòng không cho ra, đồng thời đào một cái hố ở dưới đó tẩm độc, để cho khi Đức Phật đi ngang cái hố đó sẽ rớt xuống hố và sẽ bị chết. Đó là tâm địa của người hàng xóm, cộng thêm cái lòng không ưa của ông chồng đối với Phật, nên sẵn sàng đào hầm hố, gài độc để khi Phật và Tăng đoàn đi ngang qua cửa rớt xuống và chết.

Rồi khi Tăng đoàn đi tới, Đức Phật Ngài có chánh định và có trí tuệ nhìn xuyên suốt suy nghĩ của con người, nên thấy được tình cảnh như vậy nói với hàng tứ chúng hãy đứng ở đó đợi khi Phật đi vào rồi và các con hãy vào. Mọi người thấy ngỡ ngàng bởi từ xưa đến giờ, người ta thường đi trước để mở đường cho Phật, nhưng hôm nay Phật lại đi trước mở đường cho đệ tử. Nhưng đệ tử nghe Đức Phật nói như vậy đều dừng lại. Đức Phật đi vào và lạ thay cái hầm đó nó bằng phẳng không sụp nữa, nó không còn hố, nó được lấp đầy bằng tâm chánh định của Chư Phật. Người chủ nhà và người hàng xóm thấy ngạc nhiên vô cùng, cho nên sau đó Phật mới mời Tăng thân đi vào và mọi người hoàn toàn không sao, ngồi vào trong bàn được tiếp đãi. Và rồi khi thấy tình cảnh như vậy, người chồng đã mở cửa cho vợ đi ra, để mà tiếp cùng sức với mình cúng cơm cho Phật và Tăng thân. Khi cúng cơm xong, cảm nhận được năng lượng vi diệu của Chư Phật, cảm nhận được sức mạnh của Chư Phật đã vượt qua chướng ngại và những điều gì đó người ta ghét bỏ, muốn giết hại, nhưng Phật vẫn vượt qua, nên người chồng và người vợ quỳ xuống sám hối, rồi cũng thỉnh Ngài lý giải tại sao những cạm bẫy của trần gian như thế Ngài không bị mà còn tự tại bước qua? Chư Phật mới nói cho hai vợ chồng biết rằng: “Đối với bậc giác ngộ, Ngài đã vượt qua thế giới của đúng sai, của ác, của thiện, chẳng còn dính mắc ở hai bờ. Nên dù có hầm hố chông gai của loài người, dù có chút cạm bẫy sát hại nữa, Phật vẫn thong dong tự tại bước qua mà không hề bị gì.

Hiểu được điều đó, Phật mở rộng thêm, trong cuộc sống của con người, nếu như ai ai cũng nhìn rõ giữa cái thiện và cái ác, không còn dính mắc vào cái ác, không còn dính mắc vào cái ghét, không còn dính mắc vào cái sân, không còn dính mắc vào tham ái, tham dục của cuộc đời mà luôn hướng tới, đây đối với hàng cư sĩ các con, Phật nói như vậy, hướng tới cái thiện, cái đẹp hướng tới cái sự tha thứ, hướng tới sự rộng mở để đón nhận, thì người đó luôn luôn có được bình an và hạnh phúc, gia đình không có sự chống chọi với nhau, vợ chồng luôn luôn liên kết thương yêu, thuận vợ thuận chồng, để từ đó người ngoài và những tư tưởng ở bên ngoài không xen vào trong đầu, sinh hoạt của trong gia đình làm tan vỡ gia đình. Và cũng câu chuyện đó Phật đã giải thích thêm, nếu như vợ chồng hòa hợp dù bất cứ một việc gì đi nữa, thì luôn luôn có sự liên kết chặt chẽ, gia đình đó là một gia đình có được sự hạnh phúc miên trường. Hai vợ chồng nghe xong đã hiểu được lời của Đức Phật, người chồng sám hối và rồi cùng với vợ đã quy y Đức Phật và xin trọn đời đi theo giáo pháp của Phật, thực hành để có được sự hạnh phúc trong cuộc đời.    

Các bạn thân mến! Đây là một câu chuyện về thời của Đức Phật khi Ngài còn đây đó giảng đạo. Ngài gặp biết bao nhiêu những con người ngưỡng mộ Ngài. Song hành với đó cũng biết bao nhiêu những con người đã ghét bỏ Ngài. Phật mà còn có người thương người ghét, người đón mừng mời tới và người chống đối xâm hại, đó là nói về cuộc đời của Đức Phật. Và nói về cuộc đời của chúng ta, chúng ta dù là người xuất gia, hay người tại gia? đi tới bất cứ chỗ nào, ở bất cứ nơi đâu cũng luôn luôn có người thương và người ghét. Người thương thì đón mời, người ghét thì luôn luôn tạo ra những cạm bẫy để sát hại chúng ta. Chuyện đó còn rất là nhiều và không bao giờ ngừng được, bởi vì trong tâm trí của con người luôn luôn có sự khác biệt và tham sân si luôn chiếm cứ. Do đó Đức Phật tới và dạy cho hai vợ chồng anh này. Ngài không chấp về những hành động của người chồng phối hợp với người ngoài để hại Phật, nhưng ngài muốn mượn câu chuyện đó để giáo dưỡng người chồng hiểu ra. Đó là đời sống vợ chồng sự thương yêu, cần thiết nhất là hai con người đã từ bỏ cha mẹ tới với nhau, sống chung một mái nhà cần phải luôn luôn biết lắng nghe, hiểu thấu cách làm việc của nhau. Dù là chuyện đạo hay chuyện đời, dù là chuyện sinh hoạt của đời thường hay sinh hoạt của tâm linh. Hai vợ chồng luôn luôn phải có sự trao đổi để hiểu cặn kẽ, đừng chấp vào ý tưởng và phương thức làm việc của mình, mà không đón nhận cách làm việc hoặc suy nghĩ của người bạn đời của chúng ta. Để từ đó chúng ta dễ bị sự cám dỗ ở bên ngoài như anh chàng hàng xóm xúi giục, để sẵn sàng nhốt vợ vào ở đằng sau mà đào hố giết hại những người vợ ngưỡng mộ, nhất là những bậc đã đi tới sự giải thoát mời tới để được giáo dưỡng.

Cuộc sống của chúng ta thật là khó, khó là bởi vì vợ chồng khó mà hoà hợp nhân duyên khác biệt. Có đại phước thì cả hai vợ chồng đều biết về đời sống tâm linh, đi theo và hành, học để trở thành một con người sống tốt đẹp, nhưng thiếu chút mụn phước thì có thể vợ hoặc chồng không tin, rồi chỉ có một mình vợ hoặc một chồng thực hành điều đó, để rồi cả gia đình luôn luôn chống đối khó chịu với nhau. Còn mà gọi là đại họa vô phước, thì cả hai vợ chồng đều không tin vào đời sống tâm linh. Chúng ta thấy có những trường hợp như vậy. Phật chẳng trách chúng ta sai hay đúng mà Phật muốn gợi ý cho chúng ta, chẳng phải là chuyện đời sống tâm linh mà ngay đời sống bình thường, đã là vợ chồng chúng ta cần phải hiểu thấu nhau, cần phải biết lắng nghe và san sẻ. Đừng để tiếng thì thầm xúi giục, lợi dụng giữa vợ và chồng không có thuận hòa trong những phương thức làm việc cuộc sống hằng ngày, để rồi họ xúi dại, để rồi họ cám dỗ, để rồi họ sẽ xen vào tư tưởng của đời sống, làm cho vợ chồng tan rã, làm cho sinh hoạt của gia đình bị đổ nát, làm cho cuộc sống không còn sự hạnh phúc giữa vợ và chồng nữa. Chuyện đó xảy ra hằng ngày ở trong cuộc sống của chúng ta.

Các bạn thân mến! Không hẳn đời sống vợ chồng, đời sống tình bạn, đời sống đối với cha mẹ, đời sống với muôn người, chúng ta cũng cần phải có một sự tôn trọng. Và chính trong sự tôn trọng lắng nghe và xây dựng bằng cái tâm yêu thương thực sự, chúng ta sẽ không bao giờ để cho một kẻ hở để người ngoài hoặc những chuyện đàm tiếu xen vào, để từ đó làm đổ nát cái tâm chân thật, cái tâm đáng kính của chúng ta, đó là tâm thành kính tôn trọng muôn người.

Các bạn thân mến! Thế Tôn đã ghé vào cuộc đời của mỗi chúng ta qua nhiều hình tướng khác biệt. Và dưới những hình tướng đó, Ngài muốn gửi một thông điệp, để giúp đỡ chúng ta sống trọn vẹn trong ân tình của con người, của kiếp người, là biết lắng nghe, biết san sẻ, biết sống hạnh phúc bằng cái điều gì? Bằng hiểu ra được cái giá trị của một kiếp người là sống chia sẻ với nhau, không có chấp, không có dính mắc, không có cái tôi và không bao giờ, không bao giờ mà phủ nhận những điều tốt đẹp của nhau. Để rồi những chuyện bên ngoài, và những tư tưởng bên ngoài, hoặc những kẻ lợi dụng  khích bác tăng trưởng cái tánh sân, tham, si của ta, để cho ta vì điều đó mà tạo ra tội. Rất may anh chồng đã sám hối thả vợ để rồi quy y theo Phật. Chúng ta có nhiều may mắn biết được điều tốt và điều ác, hãy sám hối cho những việc làm sai để trở về với con đường giáo lý của Chư Phật

Cảm ơn các bạn đã nghe!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts