Search

Người khác lợi dụng sự thiện lành của mình

Thầy truyền lại lời của Đức Phật rằng chân lý của Phật chính là hành thiện, làm thiện, nói thiện, nghĩ thiện. Nhưng hằng ngày chúng con làm trong môi trường mà mình luôn bị người khác lợi dụng bởi cái sự dung hòa, cái sự thiện lành của mình; đâm ra mình cảm thấy là mình cũng bị sân trong môi trường đó. Vậy thì chúng con phải làm sao cân bằng được cảm xúc để mình không sân khi mình biết người ta lợi dụng cái sự thiện lương của mình ạ. Dạ Mô Phật!

Trả lời: Khi mình biết người ta lợi dụng cái thiện lương của mình và mình cho phép mình sân một chút xíu đúng không? Vậy câu hỏi trong đó có phần tức là khi người ta lợi dụng mình thì mình sân, cái đó chẳng qua cái tâm sân là tâm của mình nhưng mình đổ thừa vì người ta nên tôi sân, vì người ta lợi dụng, vì người ta dẫn dắt cho nên tôi sân. Nhưng thực ra tôi không sân, tôi tốt lắm nhưng mà vì anh ấy, cô ấy làm cho tôi khó chịu nên tôi sân. Ta thường nói như vậy, không bao giờ nhận ra trong ta còn tâm sân chưa được làm chủ nên một chuyện gì nhẹ nhàng thôi là ta sân, ta đổ thừa vì người ta. Cái đó thường lắm! Nhớ hồi xưa cái đứa nhỏ mà nó té (ai nuôi con sẽ biết), con té đập đầu đau cái mình đánh chỗ đó – “tại mày này, tại mày này!”, cái đứa con mình nó cười liền đúng không? Ở đây có ai dùng phương pháp đó bao giờ chưa? Có! Nhưng đâu phải cái chỗ đó làm cho con mình té, con mình đau đâu đúng không? Nhưng mình làm như vậy từ nhỏ mình đã được ông bà cha mẹ làm chuyện đó rồi, riết mình bị tiêm nhiễm. Cho nên khi mình lớn lên mình sân là mình đổ thừa tại người này tại người kia không à, tại người kia làm tôi đau chứ không nghĩ rằng trong cuộc sống mình đã thiếu một chút khôn khéo, thiếu một chút tế nhị, thiếu một chút chăm sóc cho nhau hoặc gì đó, khi đến thời phải đổ bể rồi thì dĩ nhiên dồn cục toàn bộ cái sai trái thuộc về người khác. Chứ không bao giờ nhìn ra thấy được lỗi của mình. Trong con đường tu Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn được mình, nếu thực hành các pháp thiện, ăn cho ngay nói cho thẳng, đi ngay về thẳng, đừng có cong quẹo, đơn giản vậy thôi! Nói cho lành, nghĩ cho lành, làm cho lành thì chúng ta không bao giờ bị người ta dẫn dắt. Nếu như chúng ta thực tập đúng bởi ta tự dẫn dắt mình. Còn nếu người ngoài tác động vô để rồi ta tu tập cái tâm thiện lành đó bị người ta dẫn dắt nổi sân thì ta chưa tự dẫn dắt mình, ta vẫn bị người khác dẫn dắt. Đơn giản câu trả lời là do công phu chưa đủ, nội công chưa thâm hậu, tâm chưa làm chủ vững chãi, vẫn bị người khác điều khiển. Trở về hẹn 10 năm sau, 10 năm sau tôi sẽ mạnh mẽ hơn!

Các bạn có coi phim kiếm hiệp không, 10 năm trả thù không muộn. Thì bây giờ mình hẹn người ta 10 ngày nữa, đừng mười năm quá trễ! 10 ngày nữa tôi về tôi công phu, tôi nhất định sẽ vượt qua nếu anh chửi tôi, tôi cũng cười được. Mình cười đến khi nào người ta bảo “anh là người khùng, cô điên hay sao tôi chửi cô cô cứ cười”, vậy là mình thành công rồi đó. Ở đây có ai bị chửi vậy không? Có! Người ta chửi – mình cười, người ta giận – mình cười, người ta bảo mình “không hiểu sao tôi cứ chửi anh là anh cười vậy”, có ai vậy không? Điều đó là đúng! Dại một chút, khờ một chút mà tâm an bình luôn ở đó. Hơn nhau làm chi, lấn tới nó quýnh bể mặt. Nó đang chửi mình, mình sấn tới nó quýnh chết. Cho nên nhớ, thà mình để người ta chửi mình khờ quá “trời ơi anh khờ thiệt, người ta chửi anh như vậy mà anh đứng anh cười!”. Khờ như vậy là tốt! Một chút xíu không sao, người ta lợi dụng mình không sao! Nhưng đừng để sự lợi dụng của người khác tổn hại đến mình và đừng để sự lợi dụng của người khác biến thái tâm linh, tinh thần đời sống của mình, đừng để sự lợi dụng của người khác tha hóa cuộc đời của mình. Họ có quyền lợi dụng bởi ta không bao giờ có quyền bắt họ không được làm điều đó, đó là thuộc về họ. Ta cười là bởi vì ta làm chủ được chính ta. Sự lợi dụng của người không xi nhê gì với cái tâm đã được làm chủ. Nụ cười của con là nụ cười của sự bình an. Tốt! Tán thán công hạnh đó!

Cho nên trả lời câu hỏi đơn giản, công phu thêm và hãy nhớ rằng ở đời luôn luôn lợi dụng lẫn nhau để sống mà, đó là cách tồn sinh của mọi chúng sinh. Hãy làm chủ tâm ý của mình cho ngay cho thẳng, thực tập đúng, công phu đàng hoàng sẽ có sức mạnh. Và một trong những điều đó quán chiếu Mu A Mu Sa là tâm từ bi sẽ giúp cho chúng ta dễ tha thứ cho người và tha thứ cho ta và có đầy đủ năng lượng tự ái để đối đầu với những nghịch cảnh khi những người khác lợi dụng về mọi mặt đối với ta, ta vẫn không bị họ lạm dụng. Họ có quyền lợi dụng nhưng không để họ lạm dụng bản thân được. Hòa hợp nhưng không hòa tan! Hòa hợp trong nụ cười cái tâm ngay thẳng, hành việc thiện, nói thiện nghĩ thiện, làm thiện phải đồng hành với trí tuệ, dù người ta chửi mình ngu cũng không sao! Người ta chửi mình ngu vậy chứ mình có ngu không? Người ta khen mình giỏi mình có giỏi không? Không! Người ta chửi mình ngu, mình cũng không bị cái lời chửi mà thành ngu; người ta khen mình giỏi cũng không vì lời khen mà giỏi được, ta vẫn là ta! Công phu thêm! Mu A Mu Sa mang tình thương đối xử với mọi người lấy tâm ý ngay thẳng thực hiện thập thiện. Ý lành, tâm lành, ngôn ngữ lành, đi đâu cũng gặp lành hết. Mô Phật!

Tham vấn Phật Pháp 24, https://youtu.be/gt6xHBRY-MM

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn