Search

Không tập trung vào việc tu học được

Dạ thưa thầy! Cho con hỏi ạ. Dạ con đã phát nguyện tu học nhưng có quá nhiều thứ làm con không tập trung vào được. Điều này là do con chưa đủ phước lành hay do con thực hành chưa tốt ạ. Mô phật!

Trả lời: Chúng ta thường hay đổ thừa cho cái nghiệp, làm việc gì đó khi thấy rằng không thành công thì nói nghiệp, “thôi cái nghiệp của tôi, hoặc nghiệp của người đó”. Hoặc làm một việc gì không được, không như ý, thì cũng đổ thừa không đủ phước báu, không có phước. Suy nghĩ sơ sơ thôi thì bạn đang là người có tất cả các cái căn lành lặn: tai, mắt, mũi, miệng, thân, ý lành lặn; khoẻ, có sức khoẻ, có đời sống bình thường, có vợ chồng con cái, có cha mẹ ông bà, sống trong một quốc độ hoặc một xã hội tương đối bình ổn. Thì đó là đại phước duyên rồi! Bây giờ bạn nói bạn không có phước, thiếu phước, điều đó hình như bạn quá khắt khe với cuộc sống của các bạn. Ai trong chúng ta cũng có phước, và Phật nói là bình đẳng, không hơn không kém. Khác biệt là chúng ta có thể ứng dụng, diệu dụng cái phước báu của chúng ta để tăng trưởng những điều ta phát nguyện hay không. Khi bạn phát nguyện tu học, bạn quá bận rộn, bạn khó tu; thì bạn cần phải ứng dụng một cách diệu dụng hơn cái chất xám, sự suy nghĩ của kiếp người này, để hoạch định, để sắp xếp, để có một cái lập trình thời gian, có một khuôn làm việc đúng, bạn sẽ làm được! Chẳng qua là bạn để muôn sự bề bộn, như cái kiểu Tấm Cám hồi xưa bị bà mẹ trộn lẫn lộn thứ này thứ kia trước ngày đi hội, cho nên nhặt hoài nhặt hoài mà không thoát. Các bạn đã có ngày đi dự hội, các bạn đã có ngày đi nghỉ ngơi, thì bạn phải sắp xếp công việc. Cái người mà trộn hỗn tạp những thứ lung tung đó chính là người không biết sắp xếp thời gian. Bạn đã phát nguyện tu rồi, bạn phải nhất định sắp xếp cái khung thời gian làm việc. Chỉ cần bạn sắp xếp cho thật rõ, và phát tâm thực hành đúng cái khuôn khổ bạn đã sắp đặt, dần dần bạn sẽ thoát ra khỏi sự ràng buộc của muôn sự lung tung rắc rối trong đời lôi kéo làm cho bạn không thể thực hành được những điều bạn phát nguyện.

Cái đó gọi là trí tuệ, bạn cần phải ứng dụng. Ai cũng có được điều đó, bạn chưa quen thôi. Hãy gần gũi với những người biết sắp xếp thời gian, hoặc là gần gũi với bạn hiền hoặc những bậc thiện tri thức, hoặc cố gắng đồng tu, lắng nghe chút xíu, mang vào sự thực hành, bạn sẽ làm được những chuyện bạn phát nguyện và những sự rắc rối bận rộn trong đời vẫn luôn luôn xảy ra, nhưng bạn làm chủ được những sự việc đó để tâm nguyện của bạn vẫn đi theo chiều hướng tăng trưởng đúng và phù hợp. Mô Phật!

Tham vấn Phật Pháp 19, https://youtu.be/vWycrXuXC0A

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts