Search

Khi bực bội phải lớn tiếng mới thấy dễ chịu

Khi con đang có một chuyện gì đó bực bội trong lòng thì con phải nói ra, đôi khi phải lớn tiếng một chút thì con mới trở lại bình thường được, còn không thì nó cứ khó chịu trong người. Dạ con xin Thầy chỉ cho con cách để có thể chuyển hóa tình trạng này?

Theo như tâm lý học cũng như Phật học, ức chế quá, ta phải thốt ra để cho nó tỏa ra. Nhưng chúng ta có một cái tật hơi sai, đó là ta phải lớn tiếng. Dù không mang cái suy nghĩ tức giận, sân si để cho được gọi là xả stress, xả nó ra, nhưng xả cái bực bội của ta ra, ta lại xả chỗ đông người. Đông người đó lại không phải là người xa lạ mà hầu hết là cha mẹ, vợ chồng, con cái, người thân, bạn bè không à. Cho nên, ta xả rác trước mặt mọi người, ta được nhẹ nhàng nhưng người khác lại bị phiền não và đau khổ.

Bởi vậy ở nước Nhật có câu chuyện và có cái business tức là có cái thương mại rằng, người ta thành lập những cái phòng thật lớn, có chén, dĩa, có đồ trong đó, hoặc cái phòng cách âm để rồi cho những người tức giận, bực bội vào trong đó đập ly, đập chén hoặc vào cái phòng la cho to lên và rồi họ được thoải mái.

Và đúng, trong nhà Phật cũng vậy. Khi bực bội dưới cái thân người khó chịu, ta xả ra, nhưng ta xả ở chỗ nào? Chỗ thanh tịnh hay xả nơi những con người có tâm thanh tịnh thì không ảnh hưởng đến họ mà được tiếp sức và chúc phước. Cũng như khi ta gặp vấn đề, ta xả ra bằng cách gặp những người cố vấn. Vấn đề về gia đình, cố vấn về gia đình. Vấn đề về hôn nhân, cố vấn về hôn nhân. Vấn đề về bệnh tật, đau khổ, để xả ra tâm phiền não, ta tìm cố vấn như bác sĩ cố vấn hay cố vấn tâm lý, hoặc cố vấn về tâm linh như các bậc hòa thượng. Những vị đó là có sự chuyên môn, được đào tạo sư phạm rõ ràng. Nên khi chúng ta xả ra, to tiếng với họ, họ vẫn tịch tĩnh, an vui để trung dung nhiếp để chuyển hóa và hướng dẫn chúng ta. Nhưng nếu chúng ta xả điều đó, to tiếng điều đó trước mặt những người chưa có sự chuẩn bị thì chúng ta sẽ tạo cho họ sự phiền não và đau khổ.

Có hai vấn đề, vấn đề thứ nhất là mỗi người chúng ta thường phải tương tác hằng ngày với muôn người và người ta luôn luôn xả stress cuộc đời của họ, tức là xả rác ra. Vậy thì ta phải tập nguyện cái tâm Mu A Mu Sa là tâm Đại Từ Đại Bi và Trí Tuệ Bát Nhã, Lăng Nghiêm là trí tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang để chúng ta trở thành một vị tâm linh học có sự bao dung, che chở lớn để rác rưởi của đời người khác xả rồi, ta có khả năng chuyển hóa và lau chùi sạch sẽ để ta không có bực mình, khó chịu mà ta có thể giúp cho họ.

Vấn đề thứ hai là ta phải nhận thức rằng, sự xả rác của ta đối với người chưa có sự chuẩn bị sẽ gây tạo khổ. Thôi thì im lặng hoặc xoay vào cái phòng kín của mình, hướng đến tôn tượng của Phật, giáo lý của Phật, Phật – Pháp – Tăng, hướng đến sự tu luyện trong Chánh Niệm hơi thở là xả rác trong Chánh Niệm hơi thở thì vẫn nhẹ nhàng thoải mái hơn.

Có nhiều phương pháp nhưng hai phương pháp vừa nói là phương pháp tuyệt hảo nhất giúp cho chúng ta tăng trưởng phước báu, đời sống thanh tịnh. Còn những phương pháp mà ta cứ lớn tiếng với mọi người chưa có chuẩn bị, nhẹ cho ta mà phiền cho người, rồi cái phiền cho người tạo thành oan gia, mai mốt họ sẽ tạo phiền lại ta mà thôi.

Tham vấn Phật Pháp 7, https://youtu.be/KkGJer2RQ2I

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts