Search

Hiến Thân Mạng Cứu Người

Bảo Như đánh máy

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào tất cả các bạn trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn.

Các bạn thân mến, ta lại gặp nhau trên kênh này và hy vọng rằng những câu chuyện rất bình thường với sự chia sẻ một chút xíu ý nghĩa, thật mỏng, thật nhẹ để gợi ý cho chúng ta có một khái niệm sống tốt đẹp mỗi ngày. Đó là tâm nguyện của Bảo Thành.

Các bạn, ở đời khi là con người được sinh ra lớn lên lập gia đình, chúng ta là con, là cha hay là mẹ, hay là một địa vị nào đó trong xã hội, thì chúng ta luôn luôn học hạnh hy sinh cho người mình yêu thương. Con cái hy sinh cho cha mẹ và cha mẹ xuôi dòng tình yêu hy sinh cả cuộc đời, xương máu mồ hôi nước mắt cho con cái. Chúng ta vẫn thấy được phẩm hạnh cao cả đó trong cuộc đời, hy sinh cho nhau là một nghĩa cử cao đẹp bởi đó không phải là trách nhiệm mà là sự thể hiện của tình yêu thương. Hy sinh không phải là trách nhiệm mà là sự thể hiện của tình yêu thương. Chính trong tình yêu thương đó, người ta hy sinh tất cả. Như có các đấng bậc sinh thành hy sinh cả cuộc đời cho con cái dù vẫn biết phải chết, chết dần chết mòn theo năm tháng, hao tổn sinh khí, cơ cực trăm bề vẫn sẵn sàng hy sinh bởi vì hai chữ “yêu thương”. Dĩ nhiên khi các bạn lớn lên, các bạn lại lập gia đình, thành cha mẹ thì các bạn sẽ hiểu sâu về phần này, ta hy sinh tất cả vì tình yêu thương với con của chúng ta.

Ngày xưa ở Tây Tạng, có một vị đạo sư có tên Đâula – vị đại sư này giác ngộ chứng đắc. Từ đó ông ta bắt đầu rời xa vùng Tây Tạng và đi đến những vùng như Mông Cổ, Trung Quốc cùng với đệ tử của mình để bắt đầu truyền dạy giáo pháp mà ông ta đã giác ngộ. Ông ta đi khắp các vùng miền để giảng dạy và ai cũng hoan hỉ đón mừng chấp nhận lời giáo lý cao cả của vị đạo sư Đâula này, nên đạo của ngài được lan truyền mọi nơi. Và rồi một ngày, Ngài và đệ tử tới một thôn làng đó, một vùng thuộc miền tây Trung Quốc. Khi đi ngang qua làng đó Ngài và các đệ tử thấy một sự ồn ào trong thôn xóm, người ta đang la ó. Ngài tiếp cận và chứng kiến thấy một người đang bị cột vào một con ngựa sắt và người ta đang chuẩn bị đốt lửa con ngựa sắt ở dưới để thiêu chết con người đó. Nhìn và hỏi kỹ thì biết chính người đó là một kẻ trộm, dân làng la ó vui mừng, vừa đánh vừa đập vừa chửi kẻ trộm trong lúc chờ lửa cháy lên để thiêu chết kẻ trộm. Vị đạo sư Đâula chứng đắc thấy như vậy thương cảm cho một phận người nên ra tay cứu giúp tên trộm đó bằng cách Ngài đã tự nhận mình là tên trộm. Ngài đã nói với dân làng, thuyết phục họ để nhận ra rằng Ngài là trộm, còn người kia chẵng phải là trộm, hãy thả ra và xử Ngài. Sau sự thuyết phục dài như vậy thì người ta đã thả tên trộm vì nghĩ rằng đã bắt sai và rồi bắt Ngài cột lên con ngựa sắt. Ngài thong dong tự tại ngồi trên con ngựa sắt nhìn lên mây trời, miệng mỉm cười ung dung vô cùng. Dân làng thì chẳng thể, cứ nghĩ đã bắt được đúng tên trộm, cột chặt Ngài vào con ngựa sắt để khỏi nhảy xuống khi lửa cháy. Nhưng Ngài chẳng sợ, vẫn ngồi đó với phong thái như một bậc Thánh giác ngộ. Rồi khi người ta đốt lửa con ngựa sắt, lửa cháy hừng hực thiêu chết Ngài mà Ngài vẫn mỉm cười nhẹ nhàng và khi ngọn lửa bao trùm con ngựa sắt Ngài vẫn ngồi yên cho tới hơi thở cuối cùng. Toàn thân của Ngài phát ra hào quang của một đấng Giác Ngộ. Ai cũng phục và sợ hãi bởi một bậc giác ngộ đã hy sinh cả thân mạng vì tình yêu thương cứu một người xa lạ là một kẻ trộm cắp.

Câu chuyện này được các đệ tử của vị đạo sư chứng kiến và lưu truyền lại cho hậu thế mai sau. Ngày nay người dân Tây Tạng đều biết đến danh tiếng của đạo sư Đâula đã hy sinh cả cuộc đời của mình để tu sự giác ngộ, truyền bá, vậy mà sẵn sàng hy sinh cả thân mạng để cứu một kẻ trộm mà thôi.

Các bạn thân mến, câu chuyện thật cao cả của vị Đạo sư đó thì có lẽ Bảo Thành và các bạn không thể làm được chuyện như thế. Nhưng chúng ta – những người đang nghiên cứu thực hành và tu theo pháp của nhà Phật, hiện tại có thể không làm được như vậy nhưng phải noi theo gương đó để thấy rằng ta không nhất thiết phải trèo lên con ngựa sắt như vị Đạo sư kia, nhưng ta phải trèo lên được con ngựa cố chấp của tự thân để biết kềm dây cương, điều khiển con ngựa cố chấp này chạy cho đúng đường. Tâm như ý mã – con ngựa cố chấp của tâm, chúng ta phải sẵn sàng trèo lên nó, kềm dây cương. Vẫn biết ngồi lên con ngựa tâm của chúng ta – tâm chấp trược của chúng ta nó nóng hừng hực khó chịu. Nó có thể lồng lộn hất chúng ta xuống. Đã là người học đạo, ngựa sắt thế mạng cho tên trộm khó có thể làm, nhưng ngựa tâm ý mã có lộn ngược lộn xuôi trong tâm chấp trược thì Bảo Thành và các bạn nhất định phải tập làm quen, nhảy lên trên lưng của nó, cưỡi nó và điều khiển kềm chế dây cương, hướng dẫn cho đi đúng đường. Để không phải là người hàng xóm hay là một người xa lạ như tên trộm kia ta cứu mà cứu một người rất thân quen và rất yêu, rất đáng để ta cứu đó chính là ta.

Các bạn, trong mỗi người chúng ta có một con ngựa sắt đang được nung lửa tham-sân-si bằng tâm cố chấp vô cùng, khó có thể gỡ. Con ngựa này cột chặt cái tôi của mình vào đó. Nếu tên trộm bị cột chặt vào con ngựa sắt đang nung sẽ bị chết, thì cái tên tham-sân-si của cái tôi của chính mình chấp trược kia đang cột chặt vào con ngựa của tâm phóng giật. Nếu các bạn không cứu được tên trộm xa lạ kia thì các bạn cũng phải cứu được tên này – tức là ta, đang bị chết dần mòn trong sự nung nóng của lửa sân giận, của tâm phóng giật của chúng ta. Các bạn, đừng sợ. Hãy mang tâm định trong chánh niệm nhảy lên trên con ngựa tâm ý mã của chúng ta, tâm phóng giật của chúng ta, kềm dây cương điều khiển để các bạn điều khiển con ngựa đó cho nó đi đúng đường, đúng hướng mà giải cứu chính mình đang bị cột chặt vào. Lửa sân giận tham si của cuộc đời đốt chết các bạn. Và nếu như một tên trộm thực sự đáng bị chết, nhưng chúng ta không đáng bị chết. Ta cũng như tên trộm kia thôi. Nhưng mà nếu nhận ra rõ ràng thì tên trộm không đáng bị chết, nó vẫn có thể được tha thứ để sống. Và cái tâm, cái tôi của chúng ta cũng không đáng bị chết. Vậy Phật mới tới cuộc đời để chỉ cho chúng ta hãy nhảy lên trên con ngựa sắt đang bị nung bởi tham-sân-si. Đừng sợ! Đừng sợ! Nung có nóng thế nào đi nữa ta cũng có thể kềm chế tự tại bằng chánh niệm hơi thở, làm cho cái tôi của mình đó nhận thức thật rõ ràng trong sự chấp trược, buông bỏ thì lửa tham-sân-si sẽ lụi tàn. Con ngựa của tâm phóng dật buông lung kia sẽ được điều khiển bằng hơi thở chánh niệm để an để vui. Sống theo Phật, học theo Phật là để chuyển hóa, sống theo Phật, học theo Phật là để làm chủ. Làm chủ tâm phóng dật không khó, cũng không dễ, chỉ cần một sự quyết định thật là rõ.

Để gọi là một bậc giác ngộ sẵn sàng nhảy lên lưng con ngựa bằng sắt bị nung để tự chết, cứu sống một tên trộm thì những người đang học đạo giác ngộ như chúng ta cũng phải sẵn sàng nhảy lên lưng của con ngựa của tâm phóng dật, tâm như ý mã phóng dật vô cùng. Dù vẫn biết tham sân si còn nhiều, đang nung, đang thiêu cháy chết chúng ta, nhưng nhớ rằng trong cái vi diệu của chánh niệm hơi thở thì ngọn lửa tham sân si, cái tôi chấp trược kia sẽ dần dần tan chảy ra. Và con ngựa phóng dật của tâm kia sẽ bị khuất phục thuần phục bằng sợi dây chánh niệm hơi thở. Phật dạy thật là chính xác, nếu bạn áp dụng vào cuộc đời, bạn sẽ vui và hạnh phúc, nếu bạn áp dụng đúng thì bạn sẽ không bao giờ đau khổ.

Các bạn thân mến, sống ở trên đời là đã có đầy đủ phước duyên gặp được Phật rồi. Chúng ta nên thực hành theo giáo lý của Phật. Chúng ta hãy cùng học theo hạnh của vị đạo sư Đâula kia – một bậc giác ngộ đã hy sinh cho người mình yêu thương, để giải cứu chúng sanh dù chỉ là một tên trộm xa lạ không quen biết. Các bạn, còn đối với ta, ta biết ta, ta biết cái tôi đắm nhiễm của ta. Ta biết cái tôi chấp chược của ta và ta biết cái tôi phóng dật của ta. Với con ngựa như thế đang nung nóng từng ngày thì chúng ta cần phải nhảy lên thực sự để cưỡi chúng, để rồi gột rửa nó bằng tâm hạnh chánh niệm hơi thở. Nước hơi thở chánh niệm sẽ làm nguội tạnh lửa tham sân si, sẽ gột rửa sạch tất cả tâm phóng dật nhiều đời nhiều kiếp của ta. Pháp Phật vi diệu nhiệm mầu dễ tập, chúng ta cứ thử đi, sẽ hạnh phúc lắm.

Các bạn bận rộn trong cuộc đời, nhưng hơi thở luôn kề cận với các bạn mọi lúc mọi nơi mọi hoàn cảnh. Một pháp vi diệu như thế, tới công xưởng, tới ruộng đồng hoặc ngồi trên xe lưu thông thì các bạn đều có thể hòa nhập vào hơi thở chánh niệm. Và hơi thở chánh niệm vi diệu đó sẽ hòa tan tất cả những chướng ngại trong cuộc đời, những thô cứng trong cái tôi, và làm tan rã tất cả những sự chấp trược phóng dật của tâm. Ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh, mọi góc độ của cuộc sống, mọi sinh hoạt của cuộc đời, bạn đều có thể ứng dụng Phật pháp vào. Chẳng phải ngồi ở trong chùa, chẳng phải ngồi ở trong thất, chẳng phải ngồi ở trong am mà ngồi ngay giữa cuộc đời bận rộn muôn bề, các bạn đều có thể tự giải thoát mình khỏi tâm phóng dật. Hãy thương hãy yêu chính bản thân của mình bằng tâm từ bi thực sự và hãy cứu lấy chính mình bằng chánh niệm hơi thở. Cảm ơn các bạn đã nghe.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts