Search

Gốc của sợ hãi

Dạ thưa Sư Phụ, tại sao chúng sanh lại có rất nhiều nỗi sợ hãi, từ những nỗi sợ hãi hiện hữu rõ ràng trong đời sống hàng ngày đến những nỗi sợ rất mông lung và mơ hồ . Khi rơi vào trạng thái lo sợ, không tìm ra lối thoát thì chúng sanh rất hoang mang và gần như cạn kiệt năng lượng để có thể vui sống và tìm sự an lạc trong tâm hồn. Vậy thưa sư phụ, cái gốc của nỗi sợ hãi từ đâu mà ra và làm cách nào để chúng sanh có thể chuyển hoá sự lo sợ, để kiến phiền não thành bồ đề. Xin thầy khai thị cho chúng con. Mô Phật!

Trả lời: Sợ hãi tạo ra đau khổ, phiền não. Trong kinh của Đức Phật thường dạy, Sợ hãi tới từ hai chỗ, tới từ muốn mà không được và những điều cầu mà không được. Các bạn nghĩ đi, bạn cầu mà không được, bạn bắt đầu sợ. Những điều không như ý, bạn giận, bạn sợ. Sự sợ hãi tới từ căn nguyên cội nguồn của cầu mà không được và những điều không như ý mình. Để chuyển hoá sự sợ hãi do nghiệp của nhiều kiếp hoặc trong kiếp này, của những tháng ngày qua ta đã tạo ra bởi sự mong cầu quá mà không được, ta muốn mà không được như ý, thì chúng ta phải ngừng những điều mong cầu như ý của mình. Hai điều cầu mà không được đến từ cái bản ngã tham, tâm tham nó liền ngay với tâm sân và từ đó lửa sợ hãi nung nấu ở trong lòng làm cho ta sợ.

Bù vào đó là chúng ta hãy luôn luôn hướng tới cái trí tuệ để nhìn thấu được cái khả năng mình làm được cái gì, có được cái gì và an hưởng được điều gì phù hợp trong tầm tay, kiến thức, điều kiện mình có, để đừng mong cầu quá sức, không có được, ta sẽ sợ – thứ nhất. Thứ hai là sự tự tôn, muốn thiên hạ, mọi người phải phục tùng, làm theo ý mình; để rồi không như ý ta buồn. Cha mẹ không như ý ta cũng buồn, con cái không như ý ta cũng buồn, ra xã hội đụng chạm những người không như ý ta cũng buồn… Những cái buồn đó tạo ra sự sợ hãi, sợ rằng không đạt được ý muốn, không ai như ý. Nỗi sợ đó chuyển thành những năng lượng tiêu cực ngầm cuồn cuộn trong tâm, gây ra hoang mang sợ hãi, tạo ra bệnh tật của thân tâm và làm cho lý trí của chúng ta tiêu mất, không còn sức mạnh, niềm tin vào bản thân và thường sống ở trong sự sầu muộn, sợ hãi.

Hãy tăng trưởng trí tuệ và tình thương, làm việc phù hợp với khả năng, kiến thức và với hạnh khiêm tốn, khiêm tốn, khiêm tốn! Đừng mang cái bản ngã của mình đặt để đằng trước, để nó đứng đằng sau sự đón nhận và yêu thương, tha thứ và bao dung. Và điều đó có thể thực hiện được qua phẩm hạnh quán tâm từ bi, quán tâm trí tuệ và quán tâm tỉnh giác để chúng ta thấu rõ được bản ngã của mình từng phút từng giây để ta ngăn ngừa, tác động vào để phát triển lòng từ ân, sự bao dung, tha thứ và có thắp sáng được trí tuệ, nhìn rõ những gì ta đang làm để chuyển hoá mọi sợ hãi.

Trong sự sợ hãi này, Mật Thiền cũng có câu mật chú để quán chiếu sự sợ hãi này nhưng nó thuộc về năm thứ 6. Tuy nhiên Bảo Thành cũng nói về câu mật chú đó. Câu mật chú đó là quán chiếu sự sợ hãi và chuyển hoá chúng: “​Nam Mô Sa Ka Puốt Tế Nam Mô Sa Ka Puốt Tê”. Câu kinh này có nghĩa là quán tâm sợ hãi và chuyển hoá chúng tận gốc rễ. Mô Phật!

Tham vấn Phật Pháp 20, https://youtu.be/RyK0OGFUVkI

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts