Search

Con đã nhiều Lần Bị Chia Tay…

Bảo Nguyện đánh máy

Chúng ta hướng về 3 ngôi Tam Bảo

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh để chúng con nương vào từ ân đó, vượt lên trên tất cả mọi sự thử thách đau khổ và phiền não, tinh tấn tu học, thành tựu được pháp an lạc trong hơi thở Chánh Niệm.

Mu A Mu Sa

Nam Mô Ta Mô Ta Mô Đa Ra Hoang

Ma Sa Ốp Uê

Sa Bi Mô U

Sa U Sa U Ba Thê Um

Nam Mô Saka Pouttê, Nam Mô Saka Pouttê

Ê Thê Ê Thê Sam Ma Tha.

Câu hỏi: Con đã nhiều lần bị chia tay, con rất đau khổ và mất hết niềm tin, xin Thầy cho con lời khuyên.

Các bạn đồng tu thân mến, khi nói đến bị chia tay là những cuộc chia tay nằm ngoài ý muốn, những cuộc chia tay mà chúng ta không thể làm chủ được. Bất cứ ai cũng đã từng trải qua những cảm xúc đau khổ, phiền não, nhớ nhung da diết trong những cuộc chia tay. Ở đây có ai chưa bao giờ chia tay không? Điều đó có nghĩa là ai cũng đã từng trải qua một cuộc chia tay hoặc nhiều cuộc chia tay. Chia tay trong đau khổ và chia tay trong niềm vui, có cả hai như vậy. Bất chợt nghe tin người thân của mình ra đi mãi mãi, đó là cuộc chia tay ngoài ý muốn, đã làm người phận kiếp này ai không mong muốn người yêu thương của mình như cha mẹ ông bà con cái luôn trường tồn theo năm tháng cùng chúng ta. Nhưng không thể như vậy, bởi từ ngàn xưa người ta đã tìm phương pháp để sống mãi nhưng chẳng có kết quả, không có một phương thức nào để giữ cho sự tồn tại của nhau mãi mãi. Cuộc sống là những ngày chờ đợi để chúng ta sẽ bị chia tay ngăn cách với người mình yêu thương, điều đó rất hiển nhiên. Và cái kết của cuộc đời trong kiếp này của muôn loài là khởi đầu bằng tiếng khóc và cũng bái biệt nhau bằng tiếng khóc than. Ở giữa có thể lửng lửng chút tiếng cười nhưng chẳng bao giờ tồn tại mãi, ở giữa có đôi chút hạnh phúc nhưng đó chỉ là cơm áo của cuộc đời. Khi bất chợt cha mẹ anh chị em mất đi, người thân mất đi thì cuộc chia tay đó rất đau lòng. Và hơn nữa có những cuộc chia tay mà chúng ta cắn răn để chia tay một sự sống trên đời, một mạng sống trên đời. Biết bao nhiêu người cha và người mẹ đã cắn răng, đã khóc, đã buồn khổ vô cùng, day dứt đau khổ phiền não bởi bị chia tay do hoàn cảnh, do một lý do, do một nhân duyên, và những cuộc chia tay đối với sinh mạng chưa chào đời là một sự tàn khốc đau đớn không ai có thể diễn tả. Trong suốt năm tháng còn sống trên đời, những ai phải chia tay hoặc có những cuộc chia tay như thế thì nhất định luôn day dứt, đau khổ, phiền não, hối hận. Chúng ta phải làm sao? Đâu ai trên đời này muốn phải chia tay, phải chia ly, đâu ai muốn một mạng sống phải vĩnh biệt do chính ta tạo ra, không ai muốn. Mỗi một con người, mỗi một chúng sanh luôn luôn có tình yêu có tình thương, đừng cố tìm hoàn cảnh lý do để giải thích như là cái cớ cho ta an tâm hoặc vui một chút khi một mạng sống lìa đời do chính ta gây ra. Những hành động như vậy nói phê phán thì nặng, nhưng đúng, không nên tạo ra, nhưng đã xảy ra, ta cũng không cần đào bới sâu vào trong đó để khóc để than để buồn để khổ, mà phải suy nghĩ ta nên làm gì để chuyển hóa những năng lượng bất tịnh tiêu cực trong Nghiệp sát mà ai đó vì hoàn cảnh mà đã tạo ra. Đó là cách tích cực nhất. Sám hối là điều tốt, nhưng sám hối không phải là ngồi khóc than, sám hối không phải là ngồi đó tụng kinh đọc sách, sám hối không phải là đi Chùa nghe tiếng chuông tiếng mõ, mà sám hối là ta nhìn thẳng vào hành vi đã tạo, hiểu đó là sai, phát nguyện đời đời kiếp kiếp sẽ không bao giờ tạo ra nữa cuộc chia tay này. Sám hối phải có nguyện lực do lời nguyện của mình. Chúng ta phải phát nguyện tự tâm, phải phát nguyện với những Đấng mình tôn thờ mình tin, với Đấng dạy dỗ mình rằng chúng ta đã phạm lỗi, đã có tội, và thành tâm sám hối, nguyện muôn đời sẽ không bao giờ tạo ra cảnh phân ly chia tay bái biệt do chính ta tạo ra nữa. Sám hối này làm cho chúng ta cảnh tỉnh và thấy rõ điều mình phải làm, từ đó phát thành hành động, phát nguyện hành động, tác thành những hành động đúng pháp của nhà Phật là pháp thiện, biết phóng sanh, biết từ thiện, biết san sẻ, biết bố thí, biết cúng dường, biết chia cơm sẻ áo, biết cho thuốc khi người bệnh hoạn, biết hiến tặng quần áo khi người ta đói rách. Đó là những hành động rất cụ thể cho pháp sám hối. Kinh sám văn tự tác chế ra đọc tụng nghe hay lắm, nhưng là những điệu nhạc bolero buồn thảm cho một mối tình người phải chia tay do ta, chẳng làm được gì, chỉ cần một hành động rất cụ thể rất chân thành với lòng thành kính thì sự sám hối cụ thể như vậy nhất định sẽ chuyển hóa được Nghiệp chướng giữa ta và người trong cuộc phân ly không bao giờ có sự mong cầu. Đối với hàng Phật tử tại gia hay đối với những người theo tôn giáo nào cũng vậy, vì một nguyên nhân nào đó ta tạo ra cuộc phân ly chia tay, còn day dứt đau khổ thì chúng ta ngày hôm nay nhất định phải nhớ sự sám hối là đuốc Tuệ đưa ta tới sự phát nguyện, sự phát nguyện thật rõ bằng hành động cụ thể, sống trân quý những mạng sống, sống yêu thương những con người có nhân duyên đang đồng hành với ta trong kiếp này hiện hữu nơi đây như cha mẹ ông bà, như vợ chồng con cái thân bằng quyến thuộc hặc bạn bè, những bạn đồng tu, hay những ai đó trong cuộc trần này ta có nhân duyên tiếp cận và hợp với họ trên con đường song hành. Đừng để cho những ai đó ru ta vào giấc ngủ, à Nghiệp của nó phải như vậy, Nghiệp của anh ấy phải như vậy, Nghiệp của cô ấy phải như vậy, Nghiệp của bé phải như vậy. Tất cả mọi Nghiệp chướng đều có sự chủ động quyết định do chính ta. Không nên đổi thừa vì nhân duyên nào nữa, mà hãy thành thật sám hối đón nhận bằng cái tâm thành kính và chân thành. Để biến pháp tu thành hiện thực, Nghiệp sẽ được chuyển, năng lượng bất tịnh sẽ được chuyển hóa, và mọi người sẽ được an vui. Đó là những cuộc chia tay và bị chia tay một cách đau khổ, buồn, nhưng cũng có những cuộc chia tay rất vui phải không. Ví dụ thứ tư này Thầy đi rồi, đó cũng là cuộc chia tay cũng buồn nhưng không đến nỗi buồn thê thảm, bởi có đi thì sẽ có trở về, là cuộc chia tay tốt đẹp. Nhưng cuộc chia tay nào cũng không dễ dàng tốt đẹp nếu như mỗi người chúng ta không có một sự chuẩn bị rõ ràng, sống trân quý tình bạn, sống yêu thương với những người gần gũi, biết xây dựng những mối giao hảo đó bằng tình thương bằng tâm Từ Bi bằng lòng luôn luôn biết tha thứ cho nhau, thì bất cứ cuộc chia tay nào không còn là cuộc chia tay bị chia tay, mà đó là cuộc chia tay để trở về để gần gũi hơn, và chúng ta luôn luôn an vui và hạnh phúc.

Ở đây có ai sắp sửa chia tay mà buồn không? Chúng ta có sự chủ động, và sự chủ động đó là phải chuẩn bị cái tâm như thế nào. Chuẩn bị cái tâm như thế nào để mỗi cuộc chia tay dù không như ý, dù ta muốn hay không muốn thì đều chứa đựng năng lượng yêu thương trân quý, để cuộc chia tay đó là cuộc chia tay trong sự trải nghiệm tốt để ta tích lũy năng lượng thanh tịnh như vốn liếng đi vào cuộc đời, như tư lương đi tiếp về phía trước. Ai có thể cho Thầy biết sống như thế nào là trân quý nhau không? Là mình đối xử tử tế thông cảm, biết tri ân, biết tha thứ, biết hòa tan vào với người mình yêu để không còn cái tôi, không dễ, phải thực hành, không khó nếu ta tu tập. Nếu chúng ta tu luyện, tâm được làm chủ, cuộc đời sẽ luôn vui, làm chủ trong pháp thiện, luôn khởi lên những tâm tánh thiện lành và hành động Từ Bi bác ái, chia cơm sẻ áo thăng trầm đều có nhau thì chúng ta sẽ luôn luôn có dư dả tình thương, gần gũi, để rồi những cuộc chia tay luôn là một cuộc hành trình để trở về với nhau, dù cuộc chia tay đó là cuộc chia tay đi tỉnh lẻ hay tỉnh xa, lúc này hay lúc kia, hay cuộc chia tay kiếp này mãi muôn kiếp sau mới gặp cũng luôn luôn gặp gỡ trong tình yêu thương, có được năng lượng tốt đẹp.

Ở đây có ai muốn bị chia tay không? Không ai muốn bị chia tay nhưng vẫn phải chia tay. Ở đây có ai chia tay với một người nào đó mà bây giờ vẫn còn nặng gánh sầu không? Nhưng trong sự buồn đó có khi nào mình nguyện mình hứa một điều gì tốt đẹp không hay mình cứ khóc thương nhớ thôi? Thời Đức Phật, lúc Đức Phật sắp viên tịch, Phật hỏi đi hỏi lại các con chúng đệ tử có điều gì muốn hỏi hay muốn thỉnh nguyện ta không. Ông A-nan thấy Phật sắp mất nên khóc suốt, khi các Ngài đại đệ tử khác về thì trách ông sao không hỏi xin thỉnh Phật một điều gì. Chúng ta cứ đợi đến khi chết rồi khóc, mà khi còn sống chúng ta không hiến cuộc đời của mình làm nhịp cầu yêu thương những người gần gũi như cha mẹ ông bà chú bác, đợi chết thì khóc dữ lắm, cúng kiếng cho to, thuê kèn trống rình rang, mà khi còn sống ta không chịu phát nguyện sống với nhau một cách trân quý yêu thương thông cảm trong tình người. Để khi người thân mình ra đi, ta hối hận. Ở đây có ai hối hận khi người thân ra đi bởi khi họ còn sống ta đã bất hiếu bất kính hoặc làm họ đau lòng, hoặc họ làm ta đau lòng mà ta không giải hòa được, ở đây có ai không? Chắc chắn là có. Tâm chân thật của chúng ta thật hiếm muộn, tìm hoài không thấy. Trong những buổi pháp thoại, trên có Phật, dưới có đại chúng nên chúng ta rất sợ. Nhưng nhớ rằng tâm chân thật là chìa khóa để mở cửa nhà tù tâm thức đau khổ để ta bước ra.

Chúng ta có nhiều cảnh chia tay, nhưng khi chúng ta chia tay đau buồn lẫn lộn, hãy chủ động sống để nếu khi bị chia tay thì ta vẫn ngẩng cao đầu để cười, ta vẫn sống hạnh phúc. Và khi nếu có cuộc bị chia tay do ta tạo ra, ta phải thành tâm sám hối vì ta còn có khả năng và thời gian để tái tạo lại nhịp cầu yêu thương trong sự sám hối qua các pháp thiện lành ta thực tập mỗi ngày.

Tóm lại, phải sám hối, phát tâm làm những việc thiện, phải làm sao để tăng trưởng lòng nhân ái, sống tốt đẹp với tất cả những ai ta còn có nhân duyên đang sống cùng. Phải làm sao phát nguyện đời đời kiếp kiếp không bao giờ phạm vào hành vi để bắt buộc một ai đó chưa chủ động sự sống phải chia tay vĩnh viễn với chúng ta, tinh tấn tu học, quán chiếu Trí Tuệ, khai mở tình yêu thương lòng Từ Bi và luôn sống đời tỉnh giác, đừng nghe những tiếng thì thầm của tham- sân- si xúi giục hoặc của ai đó dẫn dắt để rồi ta lao đầu vào những hành vi gây tổn hại sự sống cho những chúng sanh khác. Hãy cố nhớ và phát nguyện cùng làm với nhau.

Sa U Sa U Ba Thê Um (3 lần)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts