Search

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban ri tha lực Phật đin đại từ địa bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn, chúng ta lại tiếp tục gặp nhau trên kênh youtube Thất Bảo Huyền Môn. Có câu chuyện kể như vầy. Thuở đó có một đứa nhỏ tám tuổi, bởi cha mẹ đi buôn đường xa nên gửi nó cho gia đình ông bác nuôi. Thời gian quá lâu không nghe cha mẹ về rồi hàng xóm nhìn thấy bắt đầu đưa những lời nói dị nghị. Nói trước mặt nó: “chắc mầy hư đốn sao đó, cha mẹ mới bỏ đi như vậy, rồi bỏ mầy đây”. Nó nghe lần đầu không sao rồi ai qua ai lại, người gần người xa cũng nói rằng hình như nó là đứa trẻ làm sao đó nên cha mẹ không thích nuôi, mới bỏ đi. Trong lòng đứa trẻ lại nghĩ sao cha mẹ ác như vậy, lại có tâm bỏ nó như vậy, sao bỏ đi không về nuôi nó mà để cho bác nuôi. Rồi nó đâm ra bướng bỉnh, chẳng chịu ăn học, phá làng phá xóm, không coi ai ra gì.

Ông bác buồn, làng xóm sợ bởi nó là đứa trẻ ngỗ nghịch. Rồi tới khi lớn lên, nó cảm thấy cô đơn, phiền muộn nó không chịu được nữa bởi nghĩ tới cảnh cha mẹ từ bỏ nó, nó đau khổ, nó không thể sống trong làng nữa, nó bỏ đi. Nó đi lang thang làng này làng kia, lượm cái này cái kia ăn qua ngày như một đứa trẻ mồ côi, vô gia cư, không nhà không cửa. Một hôm đứa trẻ này lang thang tới một ngôi chùa, nó bước vào trong chánh điện nhìn thấy ông Phật đẹp quá, nhìn lại nó rách rưới hôi thối, thấy Phật được mọi người cúng kiếng coi trọng, rồi so sánh với bản thân sao mình không có ai không có người thân. Phật ngồi đó mà cũng có người thân, ôi đẹp, ông trụ trì hỏi cậu bé tới đây làm gì. Nó nói nó thích ông Phật đó bởi ông đó đẹp, bởi ông đó hiền và được mọi người thương yêu, quan tâm. Ngài trụ trì nói đấy là ông Phật rồi từ từ kể chuyện cho cậu bé biết ông Phật là ai, là đấng tự giác thấy chúng sanh khổ, hi sinh bản thân tìm đường giác ngộ, chỉ cho chúng sanh hết khổ, nên được mọi người kính ngưỡng, thờ lạy. Nó nghe nó thích rồi xin vị trụ trì khai tâm nhận nó làm đệ tử để được tu trong chùa, để được thành Phật, được mọi người yêu thương. Còn trở về làng không ai thương, không ai yêu, ai cũng dèm pha phận mô côi, hung ác mà cha mẹ bỏ đi.

Nó ở chùa, nó tu, nó cũng đàng hoàng, nó tốt rồi, ai cũng thương mến. Thầy trụ trì dạy nó đàng hoàng, ngoan hiền và nó trưởng thành trên con đường giáo pháp, nó hiền lương vô cùng và nó cảm thấy cuộc đời nó đã có giá trị sống bởi nó biết theo sự phụ làm việc tốt, bởi nó biết tu theo lời Phật và nó thấy hình như nó sắp sửa được mọi người tôn kính. Nó thương cuộc đời của nó và nó tri ân ông sư phụ. Tuy nhiên khi nghĩ về cha mẹ, nó lại hận lên, nó lại buồn dữ lắm. Dù nó đang hạnh phúc trong chùa nhưng cha mẹ nó đã bỏ rơi nó để thời gian tuổi thơ sống trong làng, dân làng không thương, người bác không chăm sóc để rồi nó thấy tổn thương, sầu khổ, bỏ đi, vô học, chẳng được gì rồi thành ăn mày ăn xin. May mà được về với ngôi chùa được thầy trụ trì khai tâm, chỉ dạy, may là được giáo dưỡng, ăn học biết chữ, biết lễ độ, cung kính, ai cũng thương. Tuy nhiên trong lòng nó có một cơn giận triền miên mà không bao giờ hết.

Một hôm nó quét rác trên sân chùa, nó mới gặp một lão già hom hem chống gậy đi tới. Nó mời ông ngồi lên ghế, rót nước mời ông thành kính bởi nó là vị tăng trẻ trong chùa, nó được giáo dưỡng bởi sư phụ, lại ngưỡng mộ Đức Phật nên cái tu của nó thể hiện qua hành động, ngôn ngữ, việc làm. Ông cụ uống nước xong thì xin lỗi đứa trẻ và nói rằng: “ta đã lần mò bao năm trời thăm hỏi, nay mới tìm được con”. Cậu bé bối rối nghĩ thầm: con nào? Như thế này là sao? Nhưng vì sự tu nên cũng có chút công lực, tịch tĩnh nên an nhiên hỏi: “Thưa cụ, cụ nói gì?” Ông cụ mới ngồi xuống điềm tĩnh kể chuyện, ông cụ đó đồng thuyền đi buôn với cha mẹ nó trong chuyến đó. Trên chiếc thuyền đi buôn đó có một người phụ nữ và người con, vì rớt xuống sông sắp chết không ai biết bơi để nhảy xuống cứu thì cha mẹ của con đã vì 2 mẹ con người kia nhảy xuống cứu, trong lúc nước lũ chảy mạnh, sóng gió nhiều, cứu vớt được 2 mẹ con lên trên thuyền thì cha mẹ con đuối sức và chết nên không về nuôi nấng con được nên con bị bỏ rơi.

Nghe tới đây cậu bé hiểu rõ sự tình, nước mắt tràn ra bởi bao năm nay nó hiểu lầm cha mẹ. Nhờ sự tu mà câu chuyện chỉ kể sơ qua, nó đã hiểu được cha mẹ nó có tình thương, có lòng bác ái và bao dung, sẵn sàng xả thân, sẵn sàng chết để cứu người, cho nên cha mẹ nó chết nhưng cứu được 2 mẹ con kia. Trong lòng nó như được giác ngộ, nó khóc thật nhiều, chạy vô lễ Phật, tri ân sư phụ đã khai sáng để ngày nay nó có nhân duyên gặp cụ già cho biết sự tình về cha mẹ. Bao nhiêu hận thù về cha mẹ đều tiêu hết. Các bạn ơi trong cuộc sống của chúng ta, thật nhiều người đã hiểu lầm cha mẹ của mình, vì một lí do nào đó phận làm con hiểu không rõ nên chúng ta chê trách cha mẹ mình. Đã là cha mẹ thì luôn thương yêu con, luôn hi sinh vì con cái tới giây phút cuối cùng của cuộc đời mình. Thế nhưng phận làm con nhiều lần vì điều gì đó không rõ, ta thường hận cha mẹ.

Cũng đồng cảnh đó, trên những năm ta vượt bể cuộc đời để đi từ chỗ này tới chỗ khác, trên đoạn đường vượt gian khó đó biết bao người chúng ta đã phải xa cha mẹ vì một chuyến đi, có những bé thơ cũng như cậu bé kia nghĩ cha mẹ mình bỏ mình rồi đâm ra sống đời sống sân giận cha mẹ, từ bỏ, hận thù, thậm chí vì nguyên nhân đó mà phạm tội, không đi học, làm mất đi tình cảm đẹp với cha mẹ. Nhưng sự thật cha mẹ cũng muốn cho mình có đời sống cao đẹp nên gửi gắm mình đi hoặc vì mình mà đi. Có cả 2 con đường, vì mình mà gửi mình để lên một chiếc thuyền đi xa nhưng khi mình còn quá nhỏ lại nghĩ rằng cha mẹ bỏ mình. Hoặc mình còn quá nhỏ mà cha mẹ lại phải gửi gắm để đi xa như cha mẹ trong câu chuyện. Rồi mình lại vì tiếng thị phi trong cuộc đời lại nghĩ sai tưởng cha mẹ bỏ rơi.

Cha mẹ nào không thương con, cha mẹ của cậu bé không những thương con mà còn có tình thương lớn biết bao con người khác. Trên chuyến đi, ở nơi con thuyền đó, đâu ai dám nhảy xuống để cứu 2 mẹ con kia đâu, chính cha mẹ của cậu đã hi sinh nhảy xuống cứu mẹ con ấy để rồi cả 2 vợ chồng đắm chìm trong nước mà chết. Cha mẹ chúng ta đã đắm chìm, lặn ngụp trong dòng sông của cuộc đời bôn ba bằng nước mắt, mồ hôi và cả máu chảy ra từng ngày để nuôi nấng ta thành người dưới nhiều hình thức. Chúng ta đừng hiểu lầm về cha mẹ, dù chuyện đó không phù hợp với ta, nhưng phải nhìn dưới một góc độ rằng cha mẹ luôn yêu thương chúng ta. Vì chính cuộc đời của chúng ta đó mà cha mẹ đã hi sinh quá nhiều, hi sinh cả thân mạng và cuộc sống của mình cho con.

Dó đó lời khuyên của Bảo Thành theo lời Phật dạy là chúng ta phải nghĩ về cha mẹ và tri ân công đức sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ dù chỉ một ngày hay một năm. Cha mẹ luôn yêu thương, che chở chúng ta, luôn làm mọi việc cho chúng ta. Cho tới giây phút cuối đời, lúc ra đi vẫn còn san sẻ yêu thương, lo lắng và chăm sóc cho chúng ta. Do đó Đức Phật dạy: phận làm con phải có lòng kính trọng cha mẹ, hiếu kính với cha mẹ bởi phận làm con chẳng thể nào trả được ân đức, công đức sinh thành của cha mẹ. Công đức của cha mẹ như trời bể bao la chẳng thể sánh bằng vì phận làm con không thể trả, dù cả cuộc đời của mình, hai vai một bên cõng mẹ, một bên cõng cha đi mãi từ kiếp này sang kiếp kia với cha mẹ vẫn ở trên vai thì vẫn chưa trả hết được công ơn sinh thành của cha mẹ đâu các bạn. Do vậy, mỗi người chúng ta có một hoàn cảnh và hoàn cảnh cho chúng ta một góc độ nhìn về cha mẹ, dù hoàn cảnh hay góc độ nhìn về cha mẹ như thế nào thì khi trưởng thành cha mẹ vẫn là cao cả nhất. Đừng để lời nói thế gian hàm tiếu, thị phi mà các bạn đâm ra buồn phiền, đau khổ, giận hờn, chê trách cha mẹ.

Như cậu bé kia đã phải bao nhiêu năm sống trong khổ cực, đau khổ, trong trái tim dằn vặt vì lời của hàng xóm chê trách cậu ta thế nào đó mà cha mẹ bỏ đi, chứ sự thực là cha mẹ đi buôn để mang tiền tài, tiền lời để nuôi con. Nhưng trên chuyến buôn đó, vì tình yêu lớn, chẳng có ích kỷ, đã xả thân cứu người nên cha mẹ đã mất. Các bạn thân mến, cha mẹ chúng ta đã xả thân nhảy xống dòng sông bôn ba của cuộc đời, dù biết rằng sẽ phải chết theo năm tháng nhưng vẫn nhảy vì một tình yêu lớn là làm sao nuôi dưỡng con trưởng thành. Chúc cho phận làm con của chúng ta luôn có lòng hiếu đạo và thực tu lời của Phật, sống trong chánh kiến để chúng ta biết tri ân công đức và có lòng hiếu đạo thực sụ với cha mẹ.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts