Search

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban ri tha lực Phật đin đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào tất cả các bạn đang trên kênh youtube Thất Bảo Huyền Môn, chúng ta lại tiếp tục đoạn một đường mới để gợi ý về những mẩu chuyện nhỏ dẫn đưa ta có cách hành xử, tư duy trong cuộc sống. Bảo Thành đi vào câu chuyện.

Có câu chuyện kể rằng có một anh đồ tể có lòng sùng bái Bồ Tát Quan Thế Âm. Anh ta cùng một nhóm người từ giã mẹ cha, đi tìm Bồ Tát. Anh ta đi mấy ngày trời rồi để đi tìm Bồ Tát nhưng không thấy nên anh ta chán và buồn. Lòng ngưỡng mộ Bồ Tát bao năm trời, anh đồ tể muốn gặp Bồ Tát để nghe sự dạy dỗ, không tạo nghiệp, để tu, để được học, để được hướng dẫn trở thành người tốt. Nhưng anh ta cùng nhóm người bạn đi hoài không gặp, mỏi mệt. Rồi anh đi vào một cái chùa gặp một vị hòa thượng, nhìn vẻ mặt u buồn của anh ta, hòa thượng hỏi: “Này anh kia, sao có dáng vẻ u buồn như vậy khi đã bước vào cửa chùa nơi thiền môn thanh tịnh. Nếu buồn hãy vào trong, toạ thiền anh sẽ hết buồn”. Anh ta liền nói: “Không, không. Tôi buồn không phải để đi ngồi thiền, nỗi buồn của tôi là vì đã đi bao ngày miệt mài mà không thấy”. Hòa thượng hỏi: “Anh muốn thấy gì?”. Anh ta bạch hòa thượng: “Tôi đi tìm Bồ Tát, mà tìm hoài không thấy, trong lòng rất buồn. Bởi tôi rất kính trọng Bồ Tát, tôi muốn gặp ngài để học đạo”. Hòa thượng mới nói: “Anh đã nghe Bồ Tát nói chuyện với anh rồi mà sao anh bảo không thấy”. Anh đồ tể ngạc nhiên hỏi: “Ủa, Bồ Tát ở đâu mà nói chuyện với tôi? Tôi chưa gặp ngài sao có thể nghe ngài nói với tôi”. Hòa thượng nói với anh ta rằng: “Thật ra, Bồ Tát vẫn nói chuyện với anh hằng ngày nhưng anh không gặp được vì anh không nhận ra Bồ Tát đó, Bồ Tát đã tới với anh rồi, anh còn đi tìm đâu nữa”. Anh đồ tể thấy thì ra mình đã nói chuyện với Bồ Tát, và Bồ Tát đã tới với mình trong lòng khởi lên niềm vui, vì bao ngày rồi đi tìm hoài mà không thấy Bồ Tát ở đâu, đã đến lúc nản chí, buồn phiền, nay lại nghe Bồ Tát đã tới, đã nói chuyện rồi nên hỏi tiếp: “Thưa hòa thượng, hòa thượng có thể chỉ cho tôi biết Bồ Tát ở chỗ nào để tôi về gặp Bồ Tát không?”. Hòa thượng nói anh đi về đi, khi anh về nhà, anh gõ cửa mà ai đi ra đón anh mặc áo trái, mang dép ngược, người đó chính là Bồ Tát.

Anh đồ tể trong lòng vui bởi vì mình đi tìm Bồ Tát không thấy mà nay nghe khai thị Bồ Tát đang ở nhà đợi mình, anh ta vội vàng chia tay hòa thượng chạy một mạch về tới nhà, chẳng còn nghĩ đến bạn bè nữa, bởi được sự khai thị của hòa thượng Bồ Tát đã ở nhà đang đợi ta và nói chuyện với ta rồi. mà ta không nhận ra nên anh ta chạy về nhà. Khi về tới nhà, anh ta vội vàng gõ cửa thật lớn, ở nhà người người mẹ nhớ đứa con một của mình đã mấy ngày trời đi đâu tìm hoài không thấy thì khi nghe gõ cửa, người mẹ vội vàng mặc áo vào, rồi mặc áo ngược, mang dép ngược, chạy ra mở cửa cho đứa con. Đứa con mở cửa thấy người trước mặt mình là mẹ mặc áo ngược, mang dép ngược, trong lòng bàng hoàng suy nghĩ: không lẽ đây là Bồ Tát sao? Nhưng chỉ một thoáng tĩnh lặng trong tư duy, anh ta đã hiểu rõ sự khai thị của hòa thượng trên chùa, Bồ Tát không ai khác chính là mẹ ở nhà. Chính tiếng gõ cửa mà mẹ vội vàng trông chờ thương nhớ con mặc áo ngược, đi dép cũng ngược bởi tuổi đã cao, thương con cái, trông chờ từng đêm mà rồi con lại đi tìm Bồ Tát miệt mài ở bên ngoài. Chính giây phút con gặp được mẹ như vậy, do lời khai thị của hòa thượng, anh ta đã hiểu ra chân lí Bồ Tát không phải trên tượng đài, chẳng trong chùa hay đâu đó trong cuộc đời mà hiện tiền ngay trong nhà.

Bồ Tát là mẹ hiền ở nhà, mẹ đã sinh ra ta, cưu mang 9 tháng 10 ngày, đùm bọc, nuôi dưỡng, mớm từng miếng cơm, giọt nước, cho tới tận cùng giọt máu cuối cùng mẹ vẫn ở đó để mớm cho ta. Mẹ là Bồ Tát, hòa thượng khai thị thật chính xác bởi mấy ai trong đời nhìn thấu được vị Bồ Tát tại gia là mẹ của ta đó. Mẹ sinh ta ra, mẹ là Bồ Tát cưu mang thân mạng ta, cho ta có chỗ tới nhập thai làm người, sinh ra trong đời, dạy dỗ, truyền hơi ấm của tình thương, khai đạo lí để làm người, dắt dìu từng bước tới trường để nơi đó ta được dạy dỗ, về nhà mẹ mớm cơm, mớm nước, mớm trong những tiếng ru mình ngủ trong vòng tay yêu thương của mẹ. Cho đến khi luống tuổi xế chiều, dép áo cũng chẳng biết mặc sao cho đúng, vội vàng đón con. Dù đầu óc có già nua theo năm tháng, theo bụi mờ trần thế nhưng tình yêu của mẹ vẫn tăng trưởng mãi, yêu thương con vô vàn. Mẹ là Bồ Tát tại gia, hòa thượng khai thị như vậy. Đúng! Đức Phật đã nhắn nhủ tất cả những người con ở trong đời: mẹ ta là cao quý nhất. Cho nên mỗi người chúng ta phải luôn luôn tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục, sinh thành của mẹ và có lòng hiếu đạo đặc biệt tới với mẹ. Mẹ là tất cả. Có những người còn nói nhẹ nhàng như những bài văn:

Mẹ là ánh sao trời

Đêm đêm dẫn lối chỉ đường con đi.

Mẹ là ánh trăng ngà, một vầng nhật nguyệt. Các bạn thấy không, một vầng nhật nguyệt mà cùng đi với chúng ta tung tăng trong cuộc đời. Mẹ là tất cả. Mẹ là bầu trời, là cánh diều, là dòng sông, là biển cả, bao nhiêu lời văn chữ nghĩa cao đẹp nhất để nói về mẹ, người mẹ tuyệt vời. Mẹ là cánh đồng mênh mông lúa vàng, gió thổi nhẹ nhàng tiếng hát ầu ơ. Đức Phật trong cuộc đời của ngài đã tôn vinh mẹ thành Phật, mẹ là Bồ Tát, do vậy chúng ta có một ngày lễ báo hiếu Vu Lan nhớ mẹ. Chúng ta không cần tới ngày đó mới nhớ mẹ, chúng ta không cần đợi mẹ ra đi để nhớ mà chúng ta phải trở về quán chiếu, nhìn rõ mẹ là Bồ Tát. Khi mỗi các bạn nhìn rõ một chân lí rất bình thường, chúng ta không lí luận nhiều, chúng ta không bàn luận nhiều, chúng ta hãy trở về như những người con bình thường. Chúng ta đừng tôn vinh mình là bậc thánh, đừng tôn vinh mình là học giả, cũng đừng đặt để mình ở cương vị cao cả mà hãy trở về là đứa con bình thường, gõ cửa thật nhẹ kêu: mẹ ơi con đã về, thì Bồ Tát sẽ hiện ra ngay cửa. Bởi Bồ Tát không ở đâu xa, Bồ Tát ở ngay trong nhà, Bồ Tát chẳng ở ngoài đường, Bồ Tát ở ngay nơi mà ta đang an trú, Bồ Tát không ở trên núi, trên rừng mà Bồ Tát ở ngay trong căn nhà có hai mái mà mẹ đã tạo ra để nuôi dưỡng chúng ta. Bồ Tát là mẹ.

Các bạn thân mến, để chúng ta nhận biết không hẳn mẹ là Bồ Tát mà còn nhận biết tấm lòng Bồ Tát của tất cả chúng sanh hiện hữu trong cuộc đời. Chúng ta phải luôn biết lắng nghe lời giáo dưỡng của Phật, phải biết thực hành cách sống chánh niệm, đừng vội vàng chạy mãi theo thứ này, thứ kia rồi lao mình ra đời tìm kiếm. Dù mục đích cao cả là tìm Bồ Tát nhưng chẳng vượt qua được vị Bồ Tát đang hiển ngự trong nhà đó là mẹ đâu. Do đó các bạn, thứ nhất là tu tại gia, câu người việt mình hay nói, tại gia đình của chúng ta đã có Bồ Tát, nếu tu tại gia chúng ta phải biết kính ngưỡng vị Bồ Tát ở nhà, chúng ta phải biết thương yêu vị Bồ Tát ở nhà bởi những ai không thể kính ngưỡng, thương yêu, hiếu đạo với mẹ mình thì trên đời này không có ai họ có thể thương được. Nếu ai đó không thể gần gũi, thương yêu mẹ mình thì trên đời này người đó không thể gần gũi và thương yêu ai được. Bởi mẹ không gần được sao gần với người khác, mẹ mà không yêu được làm sao yêu người khác, mẹ mà không thương được sao thương những người khác, không có hiếu hạnh với mẹ thì làm sao có hiếu hạnh và chăm sóc cho ai đây. Suy từ những điều rất căn bản trong đời mình, từ một môi trường nhỏ bé có mẹ và ta thì chính đó ta nhìn thấy Bồ Tát. Hãy sống trong chánh niệm, chúng ta phải biết rằng nếu các bạn còn có mẹ thì mẹ và ta là hai con người sống với nhau, ta phải nuôi dưỡng chánh niệm từng giây, từng phút ta vẫn có mẹ, ta luôn yêu thương mẹ và biết hưởng tình yêu thương đó với mẹ. Đừng có mở cửa chạy ra ngoài tìm ai đó bởi Bồ Tát chẳng hiện thân ngoài đời mà chính hiện thân nơi mẹ trong nhà chúng ta. Cảm ơn các bạn đã nghe. Cầu chúc các bạn tinh tấn tu học.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts