Search

Bài 2035: Ai Rồi Cũng Chết | Thất Bảo#2 – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý thầy, quý sư cô cùng tất cả các bạn đồng tu ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chua Xa Loi. Đã đến giờ chúng ta đồng tu với nhau, mời các bạn quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống cho mọi loài chúng con và gia trì cho chúng con quán chiếu thấy thật rõ các Pháp Vô Thường sanh – diệt, Khổ, Vô Ngã, Niết Bàn.

Mời các bạn chúng ta đặt bàn tay phải tượng trưng cho Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho Từ Bi, chúng ta hãy lấy Từ Bi và Trí Tuệ, trở về với tâm thanh tịnh trong từng hơi thở Chánh Niệm vào ra, với tâm thành kính, chân thật, quay về nương vào Tam Bảo: Phật – Pháp – Tăng, đón nhận năng lượng Từ Bi của Chư Phật vào thân tâm để thanh tịnh hóa từng giây phút ta đang sống hiện hữu trong cuộc đời. Với tâm niệm đó, chúng ta bắt đầu.

“Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì cho chúng con quán chiếu bằng Trí Tuệ viên mãn để thấy rõ các Pháp Vô Thường sanh – diệt, Khổ, Vô Ngã, Niết Bàn.”

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Trì mật chú:

Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến)

Mô Phật! Bảo Thành kính chào tất cả các bạn đồng tu!

Các bạn thân mến! Có những sự việc ta tưởng rằng ta không bao giờ lặp lại bởi vì ta lặp lại mỗi ngày thành một thói quen, để rồi ta không ngờ rằng mỗi ngày ta cứ lặp đi lặp lại và cứ tưởng ta không bao giờ lặp lại. Có những sự lặp lại là một quy trình tự nhiên trong đời sống của con người như ăn uống ngày 03 bữa hoặc 02 bữa, hoặc khi cần, con người của chúng ta, cơ thể tự nhiên, và rồi ta đi tới để ăn, để uống. Có những việc cứ lặp đi lặp lại hoài trong suốt cuộc đời như phải đi ngủ và phải thức dậy. Có những việc ta lặp đi lặp lại thật nhiều trong cuộc sống, chằng phải là một thói quen mà là nhu cầu sống của mỗi người chúng ta. Như chuyện ta phải lặp đi lặp lại là nhìn, là nghe, là nói, là ăn uống, là va chạm, là cảm xúc. Một chuyện thật hiển nhiên đó, còn nhìn sâu vào bên trong nội thể của mỗi thân xác của chúng ta, trái tim, dòng máu, gan, phèo, phổi, thận, mật, ruột, bao tử, các tế bào luôn luôn lặp đi lặp lại một chu trình mà tiếp diễn từ giây này qua giây kia trong suốt thời gian chúng ta sống trong cuộc đời. Đó là sự tự nhiên của cơ thể, còn đối với tâm, sự suy nghĩ của chúng ta cũng có sự lặp đi lặp lại, và rồi trong cuộc đời, có những điều thật xấu ta cũng lặp đi lặp lại, những chuyện thật hay, thật tốt ta cũng lặp đi lặp lại. Khác biệt ở chỗ là mỗi người chúng ta chọn cho mình điều gì để lặp đi lặp lại nếu thuộc về tâm. Còn dĩ nhiên, về sự vận hành của cơ thể, ta cũng tập thành một thói quen lặp đi lặp lại những điều tốt đẹp như thở cho đều đặn, ăn uống cho điều độ, ngủ nghỉ cho đúng giờ đúng giấc, như tập thể dục thể thao, như chăm sóc cho sức khỏe, chăm sóc cho con mắt biết nhìn những điều đẹp, chăm sóc cho lỗ tai biết nghe những điều thiện hảo, chăm sóc cho môi miệng biết nói những ngôn từ dễ thương, chăm sóc sự va chạm của cuộc đời tạo ra những cảm xúc lành mạnh. Còn nếu chúng ta không chăm sóc, bỏ mặc thì nhất định cuộc đời của mỗi người chúng ta sẽ có những thói quen lặp đi lặp lại lẫn lộn giữa tốt và xấu, để một bên là sầu muộn đau khổ, một bên là hạnh phúc, bình an, nó trộn vào như xôi đậu, như cát đá, như gạo và thóc.

Đời sống người con Phật, Đức Thế tôn dạy cho chúng ta phải tinh tấn tu học, tập cho mình một thói quen lựa chọn những điều tốt đẹp. Chẳng phải ta ghét một thứ, ta bỏ một thứ, ta chọn cái này, ta gạt cái kia ra, nhưng cuộc sống luôn luôn phải có sự lựa chọn trong cuộc đời, và người tỉnh giác, người tỉnh thức, thức tỉnh sẽ có một sự lựa chọn phù hợp cho cuộc sống để nhiều vui, bớt buồn, để nhiều an lạc, bớt phiền não. Ai cũng mong muốn điều đó nhưng hầu hết sự mong muốn của chúng ta là chỉ cầu mong ai đó ban cho mà trong khi trước mặt chúng ta, trong lòng bàn tay ta đã có, ta chẳng lựa chọn để làm chuyện ấy mà cứ phải nương nhờ vào ai đó. Mà trong khi kề cạnh ngay những điều ta đang cầu mà ta chẳng chạm vào được bởi ta có thói quen cầu ngoại, hướng ngoại đó, từ chỗ cầu ngoại, hướng ngoại mà con người đã tạo nên biết bao nhiêu vị Thần thánh, Thần linh, những đối tượng ở bên ngoài để cầu, để xin. Và chính vì điều đó cũng tạo nên một sự lặp đi lặp lại đó là chúng ta sẽ phải chết đi, chết lại nhiều đời.

Với chủ đề: “Ai Rồi Cũng Chết”. Cũng như bao nhiêu thứ chúng ta vừa nói, sự chết là một sự lặp đi lặp lại trong nhiều đời nhiều kiếp, không phải chỉ chết một lần rồi mãi mãi chết, hoặc sinh một lần rồi mãi mãi sống. Trong vòng tròn sanh – tử, có sinh có tử, có sống có chết, nó cứ lặp đi lặp lại như vậy mãi, mà hầu hết thuở xưa khi chưa học Phật, chưa có Bậc Giác Ngộ, con người đặt sự sanh – tử, sống – chết đó vào bàn tay của một Đấng nào hầu như ta không biết để Đấng đó an bài, mặc định, sắp xếp, ban thưởng cho chúng ta một sự sống vĩnh cửu và sẽ trừng phạt chúng ta nếu như không ưng ý của Đấng đó. Đức Phật Giác Ngộ, câu “bất sanh bất diệt” trong Kinh Bát Nhã Tâm Kinh nói thật rõ bất sanh bất diệt, vậy điều gì bất sanh bất diệt nơi mỗi một con người chúng ta? Còn điều gì chúng ta thường nói trên môi miệng là “Ai rồi cũng chết”?

Cuộc sống, câu “Ai rồi cũng chết”, ai ai trong chúng ta ít nhất cũng một lần đã nói, đã tự nói và đã được nghe, nhưng khi nói và khi nghe “Ai rồi cũng chết” theo tinh thần tiêu cực để rồi sống buông thả, muốn làm gì thì làm hay theo tinh thần tích cực để hiểu, để chọn lựa cho mình những điều tốt đẹp mà hành động?

Trên con đường đi tới sự chết, câu nói mà ta luôn luôn nghe được đó là “Ai rồi cũng chết”. Có những lúc chúng ta nói chuyện với tự thân (thì thầm tự thân) hoặc là nói chuyện với bạn bè, chia sẻ với ai, câu “Ai rồi cũng chết” cũng tuột từ miệng ai đó đi ra cùng với hơi thở não nề, buồn phiền vì có lẽ khi ta làm sai, ta tội lỗi, ta không thành công, hay một chuyện gì đó trắc trở trong cuộc đời, để rồi nhìn thấy một con người khác thành công, viên mãn, ta buột ra một câu “Ai rồi cũng chết”. Thành công cũng chết, thất bại cũng chết để tự an ủi mình, nhưng sự an ủi như vậy, so sánh như vậy thật ra rất tiêu cực, bởi ai có sự so sánh và nói lên rằng “Ai rồi cũng chết” thường không đưa mình tới một nguồn năng lượng tích cực hơn để sống đúng và phù hợp với chân lý của Phật mà tự đẩy mình vào một góc của Tâm thức đen tối, thật tiêu cực để thỏa mãn những tham dục, ái dục của mìn. Bởi buột miệng ra nói: “Ai cũng chết mà, có chi đâu mà phải tu, có chi đâu mà phải làm chuyện tốt, có chi đâu mà phải làm việc thiện, phải sống tử tế, có chi đâu mà chúng ta phải nói những ngôn ngữ đẹp, dễ thương? – Không cần! Ai cũng chết, chết là hết.”

Đó hình như đã trở thành một câu Kinh hay một câu Chú truyền miệng, được nói ra trên những bàn ăn, trong những buổi hội họp hay trong những lúc sầu muộn, than thở. Các bạn nghĩ thế nào về câu “Ai rồi cũng chết?”. Mỗi người chúng ta có một chiều hướng diễn giải theo tâm cảm của mình, người học cao hiểu rộng về Phật Pháp lý giải thì cao siêu, nhưng mà nói cho đúng thì hãy nhìn vào cuộc đời của Đức Thế Tôn, Ngài cũng phải đi qua sự chết của thân xác, nhưng chúng ta không có một ngày lễ nào trong Phật giáo kỷ niệm ngày Đức Phật chết hoặc là ngày đám giỗ Đức Phật, đám giỗ nghĩa là chết. Thói thường của cuộc đời, mỗi một năm đến ngày giỗ kỵ của Cửu Huyền hoặc ông bà, cha mẹ, người thân, mà khi gọi đám giỗ nghĩa là kỷ niệm người thân quen đã chết, vậy Đức Phật thực sự cũng là một con người như chúng ta, đối với cái nhìn của nhân thế, Ngài thật sự đã chết thân xác, nhưng Phật giáo không kỷ niệm ngày giỗ của Phật, không kỷ niệm ngày chết của Phật. Trong truyền thống dân gian của Việt Nam chúng ta cũng như các dân tộc, sắc tộc trên thế giới có ngày giỗ quốc tổ, thí dụ Việt Nam có ngày giỗ của tổ Hùng Vương, giỗ nghĩa là này kỷ niệm của Đấng đó đã chết. Và đúng! Đám giỗ đi liền với sự chết và danh từ “chết”. Chẳng ai lại bắt bẻ, lý giải đám giỗ không phải là chết mà là kỷ niệm, kỷ niệm gì? Một người đã chết. Cứ luẩn quẩn, vớ vẩn nhưng ít nhất chúng ta phải hiểu theo nghĩa đơn giản mà chúng ta đã định nghĩa rằng: “Giỗ, đám giỗ là kỷ niệm người thân hay một vị nào đó đã chết”. Ta không đào sâu vào ý nghĩa của những danh từ đó nhưng trong Phật giáo cũng có một ngày kỷ niệm Đức Thế Tôn ra đi, sự ra đi đó là để trở về, và sự ra đi đó là thân xác của Thế tôn thật sự đã phải trở về với bụi tro, với bụi cát, với lòng đất. Thân Tứ Đại của Ngài: Đất, Nước, Gió, Lửa hợp thành phước báu, nhân duyên và cũng khi nhân duyên hết, thân của Ngài, Bậc Giác Ngộ cũng tan rã như bao nhiêu con người khác, nhưng chúng ta không gọi là chết và Phật cũng chẳng nói rằng: “Ngày ta chết”. Ngài là Đấng Giác Ngộ, Đấng Tỉnh Giác cho tới hơi thở cuối cùng khi ra đi. Lúc đó Ngài rất tỉnh và Ngài chẳng nói với các chúng đệ tử rằng: “Các con ơi! Ta đang chết dần chết mòn, ta sắp chết, ta sắp sửa chia tay và ta sắp chết”. Ngài không nói như vậy!

Đây mới là ý nghĩa cần suy, cần quán chiếu để thấy rõ ràng chữ “Bất sanh bất tử” hàm ý trong ngay ngày lễ nhớ về Đức Phật ra đi mà danh từ Phật giáo thường gọi là ngày Đức Phật nhập Niết Bàn. Nhập vào Niết Bàn chứ không phải là ngày chết. Và có ngày kỷ niệm Đức Phật nhập Niết Bàn, không phải là ngày giỗ của Đức Phật. Và trong Phật giáo Nguyên Thủy cũng như Đại Thừa ngày nay, dĩ nhiên có nhiều nghi thức, lễ kỷ niệm khác biệt nhưng đến mùa Rằm tháng 04, Rằm tháng 04 của Việt Nam tức là vào khoảng tuần thứ 02, thứ 03 hoặc đôi khi vào những tuần đầu của tháng 06 như thứ 02, thứ 03 của tháng 05 hoặc trễ là vào tháng 06. Rằm ta kỷ niệm cả 03 ngày lễ: ngày Đức Phật đản sanh, ngày Đức Phật thành đạo và ngày Đức Phật nhập Niết Bàn, danh từ gọi chung là ngày lễ Vesak. Còn Phật giáo Đại Thừa chia ra 03 ngày lễ hẳn hoi để chúng ta có sự kỷ niệm thật rõ, ngày Đức Phật đản sanh là ngày sắp tới đây, ngày Rằm tháng 04 sắp sửa rồi, rồi tới ngày Đức Phật thành đạo, rồi ngày Đức Phật nhập Niết Bàn để chúng ta suy niệm, chiêm nghiệm, Thiền quán, chiếu rõ để thấu mỗi một giai đoạn lịch sử thật sự của Đức Thế Tôn để chúng ta có thể thể nhập vào tinh thần đó, nhìn cho rõ. Đối với Đức Phật, đối với Phật giáo, không thể nói: “Ai rồi cũng chết”. Cách nói này tiêu cực, không đúng tinh thần của nhà Phật mà phải nói rằng: “Ai rồi cũng phải bước qua ngưỡng cửa của sự chết để nhập vào cảnh giới của Niết Bàn.” Cách nói này chẳng phải là một sự hứa hẹn suông cho một đời, một kiếp mà là một chương trình tu tập của mỗi kiếp người trải dài theo phước báu, nhân duyên nhiều đời, nhiều kiếp để thành tựu. Do đó, chữ “Ai rồi cũng chết” chỉ là Phàm phu nói mà thôi! Phàm phu chưa hiểu chân lý Phật. Còn kẻ Phàm phu như Bảo Thành và các bạn hiểu được chân lý của Phật, gương của Thế Tôn đã thể nhập Niết Bàn và thể nhập thế gian, thì chúng ta đang ở trong cõi trần gian này, nếu như tu đúng tinh thần của Đức Phật, ta có cơ hội nhập vào Niết Bàn an vui, còn nếu không thì chúng ta sẽ phải bước qua sự chết để tái sanh, Luân Hồi vào những cảnh giới đọa ác, khổ, Tam Đồ khổ để chịu khổ chứ không có suôn sẻ như lời nói: “Ai rồi cũng chết, làm gì cũng được để rồi không bị gì”. Nếu như vậy thế gian này sẽ nguy hiểm vô cùng bởi ai ai cũng tạo ác mà chẳng sợ gì, bởi vì sao? Ai rồi cũng chết và chết là hết.

Đây là cách nói của những tư tưởng mà nâng cao chủ nghĩa cá nhân, tôn vinh cái tôi quá mức, cho nên trong Phép quán của NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là quán Vô Thường, Vô Ngã. Trong cái Vô Thường, Vô Ngã, bất sanh bất diệt và thoát được Khổ, đó chính là Niết Bàn. Ta quán Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Niết Bàn.

Thật ra trong Nguyên Thủy, trong Tam Pháp Ấn của Nguyên Thủy dạy là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, còn trong tinh thần của Đại Thừa, có chữ “Niết Bàn”. Chúng ta lấy cả 04 cái tinh anh đó để thấy rằng: “Đúng! Ta phải nhìn thấu được Vô Thường tạo ra Khổ, Vô Ngã thì chấp nhận mọi cảnh Vô Thường, không bám víu để rồi không trải qua sự khổ đau, thành tựu được Niết Bàn”. Như vậy, sự chết chẳng phải là điều sợ hãi mà chuyện chết là Khải Hoàn Môn để mỗi người chúng ta trên con đường đang trở về tiếp cận với Khải Hoàn Môn, bước vào ngưỡng cửa để thể nhập vào Niết Bàn, an vui. Và khi thể nhập vào sự an vui, tịch tĩnh, thường lạc của cảnh giới Niết Bàn, bước qua ngưỡng cửa của sự chết mà chẳng hề run sợ bởi chúng ta khi còn thân xác đang sống này, đã chuẩn bị đầy đủ tư lương trên cuộc hành trình để trở về thể nhập Niết Bàn. Và khi bước qua cái cổng của sự chết có sự chuẩn bị thật rõ ràng, chu đáo, Niết Bàn hiện hữu, ta bước vào, chúng ta sẽ chứng được cảnh như Đức Phật đã được đó là bất sanh bất diệt, đúng y như tinh thần của Tâm Kinh Bát Nhã đã dạy cho mọi người chúng ta. Điều này thật hay bởi ta hiểu sự chết không phải là hết mà sự chết là cái cổng để đưa chúng ta, để chúng ta bước qua, đi vào thể nhập, nhập vào Niết Bàn. Và trên chu trình, trên con đường, trên cuộc hành trình của những Pháp lữ đang đi trong cuộc đời này như Bảo Ưhành và các bạn, theo như lời khai thị và dạy của Phật, chúng ta phải có sự chuẩn bị đầy đủ y chang như đi hải ngoại, đi du lịch hoặc đi đây đi đó, một chuyến đi xa. Ai ai trong chúng ta cũng có đủ kiến thức và năng khiếu để chuẩn bị những điều gì đó, vật dụng, lương thực, quần áo, đồ sử dụng hàng ngày, thuốc thang cho cuộc hành trình ngắn hạn hay dài hạn. Ai cũng được trang bị những kiến thức để chuẩn bị và chúng ta luôn luôn có người hướng dẫn. Chúng ta đặc biệt có Đức Thế Tôn, Đức Phật đã hướng dẫn cho chúng ta chuẩn bị những hành trang, tư lương đầy đủ trên cuộc hành trình của mỗi kiếp người cho tới khi bước qua ngưỡng cửa của sự chết thật sự để rồi không bao giờ chết, không bao giờ sanh, bất sanh bất diệt ở cõi gọi là Hoa Khai Kiến Phật Ngộ Vô Sanh, bước qua cửa chết để Hoa tâm, để Hoa Từ Bi khai mở, ta ngộ ra bất sanh – diệt. Đó chính là nhập vào Niết Bàn.

Và trên tinh thần đó, chúng ta hãy nhìn lại tất cả những người thương yêu của chúng ta như ông bà, cha mẹ, người thân mà xưa giờ ta thường gọi là đám giỗ, kỷ niệm ngày chết thì ngày nay, ta chẳng còn nghĩ rằng đám giỗ là kỷ niệm ngày chết mà là kỷ niệm ngày người thương yêu của chúng ta được bước qua một giai đoạn mới. Đã hoàn thành, hoàn thành gì? Một chí nguyện hiện thân trong cuộc đời để tích lũy phước báu đầy đủ như một hành trang, tư lương đi qua cái cửa được gọi là sự chết bấy lâu nay để nhập vào một đoạn đường mới, để lại tích lũy, tích lũy cho đến khi y như Đức Phật có thể nhập vào Niết Bàn. Chết không hết. Điều bất sanh bất tử ở đây chẳng phải là thân xác này để rồi mỗi người chúng ta cứ bồi bổ như mua yến, mua sâm hoặc như những người giàu có, mua đầy đủ các cao lương mỹ vị bồi bổ cho thân để bất sanh – diệt nhưng rồi cũng chết. Hoặc như những hoàng đế, minh vương, kẻ giàu xưa luyện đan, luyện thuốc trường sinh bất tử hoặc luyện những môn gì đó để sống mãi nhưng rồi cũng chết bởi thân xác của Tứ Đại này: Đất, Nước, Gió, Lửa rồi cũng phải đi qua sự gọi là sự chết, sự tan rã khi Đất, Nước, Gió, Lửa không còn duyên để hội tụ như một thân người nữa. Còn thể tâm, thể Tâm Phật của chúng ta mới gọi là bất sanh – diệt. Bất sanh – diệt trong một thể tướng của thân có sanh – diệt. Có này phải có kia, có cái chết bởi thân của chúng ta đi theo phước báu Sanh – Lão – Bệnh – Tử, sự chết đó thì cũng có sự không chết. Có cái này có cái kia, có chết thì phải có không chết, có thân này sẽ phải chết đi qua chu kỳ Sanh – Lão – Bệnh – Tử, chết thì cũng phải có một cái Thường, Lạc, Ngã, Tịnh đó chính là Phật Tánh, luôn luôn song hành với nhau như âm – dương.

Thật rõ! Nhưng cuộc đời chúng ta đã nghiêng về sự chết của thân Tứ Đại, Sanh – Lão – Bệnh – Tử để rồi tâm bị cột chặt vào điều đó để đau khổ, ai oán, sầu muộn, phiền não, bi ai. Nếu như chúng ta hiểu được lời Phật, ta nhìn nghiêng qua một chút, đối diện với sự lâu nay ta thường cho nó là thật thì chúng ta sẽ nhận ra một cái Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Đây là một cái bất sanh bất diệt, an vui và hạnh phúc của thể Tánh Phật vốn có trong thể Tánh Phàm nơi thân xác này.

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là một Pháp quán bằng Tánh Biết, khơi mầm cho Trí Tuệ bừng tỉnh để chúng ta nhìn thấu, để nhận ra rằng sự chết không phải là hết, không phải là một điều gì ghê gớm, sợ hãi mà nhận ra quan trọng là mỗi người chuẩn bị hành trang, tư lương như thế nào để đi bước qua cái cổng của sự chết, ta hãnh diện hạnh phúc, tiến lên để thoát và nhập vào cõi bất sanh – diệt. Còn không, ta sẽ lại vòng trở lại cõi có sanh có diệt, có tử có bệnh, có già có chết, thậm chí sẽ hao tổn phước báu để lùi lại thật xa, đọa vào trong Tam Đồ khổ.

Nói như vậy không hù dọa đâu các bạn! Đạo Phật không hù dọa các bạn rằng chết sẽ bị đọa xuống để bạn sợ mà Đạo Phật là một con đường chân lý, Bậc Minh Tuệ như Đức Phật nhìn thật rõ, nói thật rõ để bạn có một sự tự do lựa chọn, sắp xếp trong cuộc đời của bạn để thành tựu được sự an lạc và hạnh phúc, để đi tới từ mục đích này tới một dấu ấn khác, mục đích khác cao đẹp hơn. Đạo Phật là giúp cho chúng ta thăng hoa, tiến lên một đời sống cao thượng để trong đời sống bình thường của chúng ta thành phi thường, không phải bất thường mà là thành siêu thường. Để rồi chúng ta đi từ đời sống Phàm phu đó đến đời sống cao thượng, hành trang đầy đủ trong sự huân tập, tu luyện đi tới sự cao thượng đó, ta sẽ là vô thượng, bất sanh bất diệt. Và điều này cần phải suy nghĩ, cần phải tu tập, không thể cứ nói để tán tụng cho cao hứng mà phải là một sự miên mật thực tập, như người mẹ vào bếp nấu cơm, phải biết chắc chắn ngày đó nấu món gì, chuẩn bị đầy đủ mọi vật liệu, hương liệu để rồi gia vị cho vào, nêm nếm cho ngon để cho chính người mẹ được hưởng, hưởng cùng với cha, hưởng cùng với gia đình và con cái. Chúng ta cũng như thế, như một người đi vào nhà bếp của cuộc đời phải chuẩn bị đầy đủ những hương liệu, vật liệu và gia vị để có thể trong bếp của cuộc đời này, nấu được những món ăn thật ngon cho đời sống của tâm linh. Mà những gia vị cao quý nhất Đức Phật đã khai thị đó chính là gia vị Chánh Niệm của hơi thở. Gia vị Chánh Niệm của hơi thở đưa chúng ta nếm được Pháp vị của Giải Thoát, Pháp vị của năng lượng Từ Bi, Pháp vị của ánh sáng Trí Tuệ bừng khai để thấy thật rõ “Chết không phải là hết” và ý nghĩa “Ai rồi cũng chết” không phải là một đoạn kết để đọa vào Địa Ngục sợ hãi để chúng ta trốn chạy mà là một sự thăng hoa đời sống. Phải biết rằng đó là một sự thăng hoa đời sống để chúng ta đi qua Khải Hoàn Môn, cái cửa được đặt tên là sự chết để bước vào cõi Niết Bàn an vui như Đức Phật đã nhập Niết Bàn chứ không phải nhập mồ nhập mã, nhập vào lòng đất. Ngài bị thiêu, thân xác Ngài trở về với tro bụi nhưng Thần thức của Ngài, năng lượng tình yêu và Từ Bi – Trí Tuệ của Ngài là bất sanh bất diệt và hiện hóa tùy theo phước báu mỗi thời, mỗi lúc để dẫn chúng sanh thoát ra bể trầm mê, Luân Hồi đau khổ.

Pháp môn Thiền Mật song tu với mật ngôn Mu A Mu Sa chẳng phải là một Thần chú, Phật chú linh thiêng để chúng ta tụng, chúng ta đọc có thần thông bay bay bay bay mà là một lời ghi chú nhắc nhở rằng: “Trong đời sống, khi hơi thở còn hiện diện, hãy mang gia vị của hơi thở đó hòa quyện vào với hương liệu của Chánh Niệm gọi là hơi thở Chánh Niệm, để rồi chúng ta thể nhập vào với mùi vị cao siêu hơn nữa đó chính là năng lượng Từ Bi. Với năng lượng Từ Bi, hơi thở Chánh Niệm, chúng ta sẽ vượt qua được sự chết và lấy sự chết là bước chân để chúng ta bước lên mà trở về, còn nếu như ai đó không lấy hơi thở Chánh Niệm, năng lượng Từ Bi mà lấy hơi thở của tham dục, ái ố, hơi thở của thất niệm, hơi thở của năng lượng bất tịnh trong muôn điều xấu xa thì chúng ta thật sự cũng sẽ chết trong Luân Hồi trầm khổ muôn đời khó thoát. Đây là kết quả, không phải hù dọa! Bạn có sự lựa chọn và Đức Phật tôn trọng sự lựa chọn của các bạn, không áp chế, không hù dọa để các bạn phải làm những điều Đức Phật muốn mà Đức Phật là một Bậc Thầy yêu thương chúng sanh, dìu dắt, Ngài hiểu được tâm lý và tâm ý của từng chúng sanh, Ngài dìu dắt từng bước từng bước, Ngài hướng dẫn và sách tấn, khuyến khích để chúng ta am tường, hiểu rõ, hiểu thấu để có một sự lựa chọn sáng suốt cho mình có một cuộc sống hạnh phúc. Để sự chết là một cái cửa bước qua để đi vào cõi an lạc và hạnh phúc, và sự chết dù chưa tới thì ngay trong cuộc sống Chánh Niệm hơi thở Từ Bi từng giây phút, chúng ta thật sự tận hưởng được nguồn sung sướng và hạnh phúc của một kiếp người mỏng manh, dễ vỡ, dễ bể. Cộng thêm lời chú thích rằng, ngoài năng lượng tình yêu hòa nhập vào Chánh Niệm hơi thở mật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là nhắc nhở chúng ta phải lấy Từ Bi và Trí Tuệ mật ngôn số 02, nghĩa là thắp sáng Trí Tuệ bằng năng lượng Từ Bi, thể nhập vào Chánh Niệm hơi thở để thấu rõ vạn pháp Vô Thường, Khổ, Vô Ngã để từ đó chúng ta có được ngày nhập Niết Bàn chứ không phải là ngày chết. Nhập Niết Bàn không hẳn là phải nhập vào Niết Bàn này, Niết Bàn kia, danh từ Phật giáo nhiều lắm, mà đơn giản nhập vào thềm Niết Bàn để có một hương vị Giải Thoát trong sự an lạc và hạnh phúc. Đó cũng đã là đủ đối với người Phật tử tại gia chúng ta.

Do đó, ai quán chiếu cho rõ, thực tập cho hay, cho khéo chút xíu thì chúng ta sẽ chẳng cần phải thốt lên rằng: “Ai rồi cũng chết” mà có thể hãnh diện nói lên rằng: “Ai trong chúng ta rồi cũng có cơ hội nhập vào Niết Bàn ngay ở trong cuộc đời này”. Bởi mỗi khi các bạn hòa nhập năng lượng Từ Bi, lấy Từ Bi và Trí Tuệ thể nhập vào hơi thở Chánh Niệm thì các bạn đã nếm được hương vị của hạnh phúc, của bình an. Mà khi các bạn nếm được, có sự trải nghiệm về hạnh phúc, bình an ngay trong Chánh Niệm hơi thở đó, ngay trong cuộc đời này thì Niết Bàn ngay chỗ đó, bạn đã nhập vào Niết Bàn ngay trong cuộc sống trầm luân, khổ ải này. Đây chính là ý nghĩa của Hoa Khai Kiến Phật Ngộ Vô Sanh. Hoa Khai là chẳng phải đợi đến chết mà ngay trong cuộc sống Chánh Niệm hơi thở, chúng ta ứng hóa Từ Bi và Trí Tuệ, thể nhập vào trong Chánh Niệm để không bị thất niệm lôi cuốn thì ngay giây phút đó, ta hạnh phúc miên trường, và ngay trong giây phút đó, ta đã nhập vào cảnh giới Niết Bàn, và ngay trong giây phút đó, Hoa đã khai, tâm Hoa đã khai và ngộ rằng vô sanh bất diệt, đúng tinh thần của Tâm Kinh Bát Nhã.

Các bạn thân mến! Cuộc sống của chúng ta đừng để thói quen của những ngôn ngữ ở đời ai đó chán chường, thất bại, đau khổ, ứng hóa những ngôn ngữ cho phù hợp để sống tha hóa, cuộc đời đi vào ngõ cùng, ngõ hẻm, ngõ cụt, mà phải noi gương Đức Phật nhìn thấu, nhìn rõ, nhìn tận tường để buông những sự đặt để, cài đặt của người trong thế gian chưa giác ngộ, để thể nhập vào tinh thần chân lý của Đức Phật dạy để mỗi người trong chúng ta có một sự lựa chọn viên mãn thật sự, có đầy đủ sự khôn ngoan và Trí Tuệ, Từ Bi và Chánh Niệm, lựa chọn cho mình những hành trang, những tư lương của cuộc hành trình lữ thứ làm người trong kiếp sống này. Để mỗi một bước chân trong Chánh Niệm hơi thở Từ Bi – Trí Tuệ quán là bước chân an lạc đặt vào trong lòng đời để ai đó có nhân duyên đi qua cuộc đời của chúng ta vẫn còn nhìn thấy dấu chân an lạc của chúng ta hiện hữu trong cuộc đời của họ. Dù ta có đi xa, đi mãi, đi qua ngưỡng cửa của sự chết như cha mẹ, ông bà thì vẫn lưu dấu trong thế gian bước chân an lạc của Chánh Niệm hơi thở Từ Bi – Trí Tuệ quán, đó là hơi thở Mu A Mu Sa, NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. Hơi thở Từ Bi – Trí Tuệ quán là hơi thở Mu A Mu Sa, NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, Mu A Mu Sa là Từ Bi, NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là Trí Tuệ, ý nghĩa như vậy cho nên sự thực tập Chánh Niệm hơi thở Từ Bi – Trí Tuệ quán. Từ Bi – Trí Tuệ quán tức là hơi thở Mu A Mu Sa, NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, nếu bạn hiểu được ý nghĩa đó, bạn sẽ vượt ra ngoài sự chấp trước của ngôn ngữ, chấp thủ của những cái này, cái kia để bạn thể nhập vào ý nghĩa, tức là Pháp môn Thiền Mật song tu hiện thời Bảo Thành và các bạn đang đồng tu là Pháp môn Thiền Chánh Niệm Từ Bi – Trí Tuệ quán. Đây là Pháp Thiền mà vị Đại Sĩ Quan Thế Âm thực tập, truyền dạy lại cho chúng ta, ai thực tập được Pháp môn Chánh Niệm hơi thở Từ Bi – Trí Tuệ quán, người đó sẽ thể nhập Ta Bà, vượt qua cái chết đi tới cảnh giới bất sanh bất diệt và khi vĩnh biệt cuộc đời này, chúng ta có cơ hội nhập vào Niết Bàn tự tại như thế đó. Rất an vui, rất hạnh phúc!

Mời các bạn đặt bàn tay Từ Bi và Trí Tuệ vào với nhau.

“Thưa Phật! Phật ngôn Mu A Mu Sa là Từ Bi, Phật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là Trí Tuệ quán chiếu Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Niết Bàn, chúng con đã hiểu sự tu tập này là sự tu tập của Chánh Niệm hơi thở Từ Bi – Trí Tuệ quán. Để thấu rõ cuộc đời các Pháp lui tới đều là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Niết Bàn, chúng con sẽ phá chấp để sự chết không phải là một điều gì ám ảnh mà sự chết là ngưỡng cửa để thể nhập Niết Bàn, an vui. Nguyện xin Chư Phật luôn ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi và thắp sáng đuốc Tuệ cho chúng con để chúng con quán chiếu thấy rõ các Pháp Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Niết Bàn, không còn sợ sự chết mà luôn luôn tỉnh giác, chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang trên con đường trở về nhập cõi Niết Bàn an vui.”

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Trì mật chú:

Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến)

Hồi hướng:

Mô Phật!

Chúng ta đã đồng tu xong rồi, mời các bạn chắp tay hồi hướng công đức.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.

Con nguyện xin Chư Phật mười phương ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì thắp sáng đuốc Tuệ để chúng con quán chiếu thấy rõ các Pháp Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Niết Bàn, để thấu rõ sự chết là ngưỡng cửa trở về thể nhập Niết Bàn an vui, hầu trong khi còn sống, chúng con biết chuẩn bị đầy đủ tư lương trên con đường thể nhập Niết Bàn.

Có chút công đức nào và phước báu, nguyện hồi hướng tới các nguyên thủ các quốc gia để họ biết thành lập chính sách hòa bình cho thế giới.

Hồi hướng cho các nhà khoa học gia ngành y, ngành dược chế tạo ra được vắc xin, thuốc trị bệnh.

Hồi hướng cho các bác sĩ, y tá, y sĩ, nhân viên cứu trợ trên toàn thế giới cứu giúp và chữa lành các bệnh nhân.

Hồi hướng cho tất cả các quốc gia đang bị những cơn đại dịch hoàn hành có sự hỗ trợ trên toàn thế giới để vượt qua thử thách này.

Hồi hướng cho những ai phiền não đau khổ, tìm được hạnh phúc, an vui nơi Pháp Phật nhiệm mầu.

Hồi hướng cho Chư hương linh theo thiện nghiệp mà tái sanh cảnh lành.

Nguyện xin Chư Phật mười phương Từ Bi chứng minh.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts