Search

Bài 1216: Chẳng Cần Báo Thù – Thất Bảo #1 – Mu A Mu Sa

Văn Tuân đánh máy, Bảo Minh biên tập

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Sư Cô, quý Phật tử và các bạn đồng tu ở trên youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook chùa Xá Lợi. Hôm nay, ngày 2 tháng 11 năm 2020, Bảo Thành đang ở trên ngôi đại hùng bảo điện Chùa Xá Lợi tại Tiểu bang Pensylvania, Mỹ quốc. Và giờ đây, chúng ta đã tới lúc cùng đồng tu với nhau thiền mật song tu Thất Bảo Huyền Môn, quán chiếu về đề mục các bạn gửi về đó là “Chẳng Cần Hận Thù”. Mời các bạn cùng quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa. 

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển, đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh. Chúng con đồng tu hôm nay hồi hướng tới miền Trung Việt Nam quê hương chúng con, tới những người bà con ruột thịt đang trầm mình trong bão tố. Nhà mất cửa tang, đau khổ, đói rét. Xin chư Phật mười phương cùng mẹ Quan Âm đói thương, gia trì cho miền Trung quê hương chúng con và khai tâm để cho tất cả những Phật tử xa gần, ngoài cũng như trong nước nới rộng vòng tay thương về miền Trung bằng nhiều hình thức. Xin chư Phật chứng minh.

Các bạn thân mến, khi xưa đức Phật tại tiền, Ngài luôn giảng cho chúng ta, đặc biệt thời đó hàng đệ tử của ngài là những bậc Thánh, từ bỏ thế gian để đi tìm một con đường giải thoát thật sự. Từ đó, cho chúng sanh noi gương của các bậc đó, sắp xếp cuộc đời qua từng kiếp một để thành tựu được đạo quả chứng đắc được đại giác, đại ngộ thoát khỏi luân hồi. Đồng hành với con đường dạy cho thánh chúng, đức Phật không quên để những phận người tầm thường, lao lực, khổ cực, trầm luân, tội lỗi, yếu đuối như Bảo Thành và các bạn. Bởi đó mà Ngài dạy thật nhiều pháp phương tiện, và đã được gọi là phương tiện của đức Phật, bậc đại giác đại ngộ luôn gắn liền với mọi sự sinh hoạt cuộc đời thường của con người. Trong đời sống hiện tại của kỷ nguyên này, điều gì cũng được khoa học phát minh và chế tác một cách siêu xuất để phục vụ cho đời sống, từ y học, khoa học, từ đến kinh tế học, xã hội học. Tất cả mọi môn học đều được phát triển và mỗi một giây, một phút đều có sự thành tựu mới. Phật pháp không còn khô cứng ở trong kinh, nằm ở thế kỷ cách đây hai ngàn năm trăm sáu mươi mấy năm nữa. Mà Phật pháp của bậc đại giác, đại ngộ sinh động và là một chân lý thường hằng bất biến theo mọi thời gian, không gian. Luôn ứng dụng vào mọi hoàn cảnh sinh hoạt của cuộc đời thường và Phật pháp luôn luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh. Từ người đi chợ, buôn thúng bán bưng cũng có thể ứng dụng Phật pháp vào trong đời buôn thúng bán bưng đó. Từ người nông dân trên đồng ruộng cũng có ứng dụng Phật pháp ở trên ruộng, trên lúa, trồng cây, chăn nuôi, làm việc công nhân, nông dân. Hoặc là làm thư ký văn phòng, giám đốc hoặc là làm ở trong chính phủ hoặc tự do. Hoặc bất cứ một ngành nghề gì, một thể loại sinh hoạt, hoạt động nào cũng đều có thể mang Phật pháp như nước chảy vào từng, từng ngõ, từng ngách, từng kênh rạch của cuộc đời để tưới tẩm và nuôi sống kiếp con người. Và từ đó Phật pháp cũng chẳng còn nằm ở trong ngôi chùa, thiền thất, thiền tự, tịnh xá. Trên mọi hình thức sinh hoạt của các ngôi chùa ngày nay, đã mở rộng tới tầm sinh hoạt quan tâm đến tinh thần phụng hiến cho xã hội và nhân sinh. Hoạt động xã hội, hoạt động cứu trợ, hoạt động giúp đỡ những người nghèo, những người bệnh hoạn, những người sinh ra thiếu may mắn hơn chúng ta. Phật pháp lớn dần dần và rồi người đang chạy bộ để tập thể dục, cũng mang Phật pháp vào từng bước chân chạy trên con đường, người đang đánh tennis cũng có thể nhìn thấy được trái banh, thấy được sự xoay tròn của luân hồi, của Phật pháp ở trong đó. Người đá banh cũng vậy, người chơi thể thao, bất cứ một môn thể thao nào. Ở trên thế giới ngày nay để nhận thứ rõ, đều mang lại sự lợi ích cho sức khỏe. Thể thao, thể dục là tất cả các môn con người chế tác ra, bởi hiểu được sự vận hành của cơ thể cho nên đều tốt và phù hợp.

Các bạn thân mến, nói rộng ra như vầy, từ các môn văn hóa, xã hội, các môn học về khoa học hay tất cả mọi, mọi thứ sinh hoạt gọi là của con người, thì Phật pháp đều như nước, có thể chảy vào trong sự sinh hoạt đó. Để tưới tẩm, nuôi dưỡng và làm cho nó thanh cao đẹp, đẽ hơn. Phật pháp không nằm xa tất cả mọi các môn học và thể loại sống của loài người. Cho nên Phật pháp ngày hôm nay, không còn tách rời với xã hội, không còn ở trên sơn lâm chướng khí, vùng sâu núi thẳm để chỉ có một vị sư ẩn ở trên đó thành bậc giác ngộ, mà quên hết cảnh của cuộc đời Phật gia. Ngày này, đã đi vào đời thường, đạo đời song hành, và đạo luôn luôn phù hợp với mọi cảnh đời.

Nói trở về thuở xưa, người ta dùng về đông y như: châm cứu, các thuốc nam, thuốc bắc để trị bệnh. Và ngày xưa khi khoa học về thuốc tây chưa phát triển, con người phải tìm như lá, như cỏ, như cây. Ông bà mình thời xưa khua tay ra đằng sau là có lá cây để mà trị bệnh, thuốc nam. Và vẫn bây giờ, vẫn còn áp dụng để chữa bệnh cho muôn người. Và từ thuở con người có trên hành tinh này, người ta đúc kết kinh nghiệm của ông bà, cha mẹ trải qua hàng ngàn, hàng ngàn năm để có được những môn học mang lại sức khỏe cho thân, mang lại sự tỉnh táo, an nhiên, tự tại cho tâm. Không phải khi đức Phật ra đời người ta mới được học từ đức Phật, những phương pháp gìn giữ sức khỏe, cho thân khỏi bệnh hoạn, khỏe mạnh, hoặc là cho tâm thanh tịnh. Xưa lắm rồi, xưa thật là xưa, xưa đến lúc không ai còn nghĩ được nữa bởi vì nó quá xưa. 

Tổ tông của loài người đã biết sáng chế ra các môn sinh hoạt vận hành cho thân được khỏe, bớt bệnh và biết vận dụng y học vào đời sống từ thô sơ đến cao hơn. Từ đó, có các môn thể dục, dưỡng khí, dưỡng sinh, khí công, tất cả các môn đó cũng như tất cả các môn luyện về tâm thanh bần, lạc lẽo. Tất cả những điều đó ông cha để lại nhưng cho tới khi đức Phật giác ngộ, thì con đường giác ngộ của Ngài đã đi vào cuộc đời dân gian của loài người và loài người đã nhận ra một con đường vi diệu đi đến sự giác ngộ, thoát khỏi luân hồi nhưng vẫn mang đạo Phật ứng dụng vào những sinh hoạt cổ truyền của tổ tông mình, để thăng hoa đời sống và đạo ở ngay trong cuộc đời này.

Cho nên, đạo Phật không khô, không cứng, không thô chỉ nằm trong chùa và kinh nhưng đạo Phật sinh động và linh hoạt, thiên biến vạn biến cho mọi hình thức ở đời thường. Từ quán ăn bên lề đường đến bữa cơm trong nhà bếp, sinh hoạt ở ngoài xã hội, ở trong thiên đường, giáo đường, hay ở học đường, thương trường, bất cứ chỗ nào, lời của đức Phật đều có thể ứng dụng được mà không cần phải tách biệt đời người thoát khỏi xã hội hiện đại, đó mới gọi là nhiệm màu. Còn nếu như đạo Phật chỉ có thể ứng được vào trong một đời sống thoát tục hoàn toàn, không còn nghĩ đến thế gian này nữa thì đạo Phật sẽ không bao giờ tồn tại. Bởi vậy các bậc tôn túc ngày nay trên tất cả thế giới, ở trong các chùa lớn, chùa nhỏ đều tiếp cận với xã hội đời thường để giúp đỡ, nâng đỡ các em cơ nhỡ, các cụ bà, cụ ông bị bỏ quên, những người bệnh tật, xã hội an ninh, đủ mọi, đủ mọi hết. Sinh hoạt từ xã hội đến chính trị, cứu nước, giữ nước. Như thuở xưa, các vị vua luôn luôn nhờ vào các b,ậc thiền sư ứng từ ở trên núi, hóa xuống cuộc đời làm thân phò vua giúp nước. Trải qua biết bao nhiêu những thăng trầm của lịch sử, chúng ta đều thấy rằng, pháp Phật nhiệm mầu vi diệu. Và thiền mật song tu, Thất Bảo Huyền Môn là một trong hằng hà sa số pháp phương tiện được đúc kết mang lời Phật ứng dụng vào sự vận hành của cơ thể để trợ thân cho khỏe, trợ thân cho hết bệnh, trợ thân cho bớt bệnh và giúp cho tâm thanh tịnh.

Ở trên đời này, ai cũng muốn mạnh khỏe và để có mạnh khỏe thì có thật nhiều những môn thực tập. Hơi thở chánh niệm của nhà Phật cũng là một cách nếu được đồng nghĩa trên các danh từ gọi là khí công thật là nhẹ, thuộc dạng nhu công để trợ lực cho cơ thể khỏe. 

Và nhớ rằng, sự vận hành theo kinh mạch của luân xa, của huyệt mạch đó là phương pháp cổ truyền nhiều đời của ông bà, trước khi đức Phật sinh ra nữa. Mà đức Phật khi chưa thành Phật, Ngài cũng thực tập những môn như vậy để cho cơ thể được khỏe và sau khi giác ngộ, ứng dụng thêm phần tâm vào để giải thoát khỏi sanh tử, nhưng không tách rời xã hội của con người. Cho nên thiền mật song tu là một pháp môn hít thở chánh niệm, trợ lực của tha lực Phật điển, chú tâm đến các luân xa, nguyệt mạch và giúp cho thân tâm của mình bớt bệnh. 

Thưở xưa, khi nói đến các chùa có võ, người ta nghe sợ, nhưng Ngài Bồ Đề Đạt Ma đã tới Thiếu Lâm Tự, mang dịch chân kinh, rồi mang Phật thủ, tất cả các môn dạy võ thuật, đó cũng là hình thức để tập thể dục. Mà nhớ rằng, ở trên đời không thể chỉ có một môn gọi là độc nhất thiên hạ. Bởi ông bà mình luôn luôn nghiên cứu thật là nhiều môn để trợ lực cho thân, còn phần tâm đi đến sự giải thoát thì đức Phật đã dạy rồi. Nhưng làm sao mang phần tâm đó, có thể khế hợp với phần của đời người dưỡng thân, tu tâm, dưỡng tánh để giúp cho cuộc sống xã hội ổn định, thân xác khỏe mạnh, tinh thần thong dong tự tại. Để từ đó chiêm nghiệm lời đức Phật, tu mà gạn lọc để thoát khỏi sanh tử, đó là một đoạn đường thật là dài, cần phải trải nghiệm và thực tu rõ ràng. Không thể lý giải ở trên bề mặt lý thuyết mà không trải qua sự trải nghiệm tu tập. 

Chủ đề các bạn gửi tới ngày hôm nay là “Chẳng Cần Phải Báo Thù”. Các bạn thân mến, chúng ta hãy đặt bàn tay phải là bàn tay tượng trưng cho trí tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho từ bi, để chúng ta vận hành bảy biến vi diệu âm Mu A Mu Sa. Mời các bạn.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh. Và gia trì Phật lực để cho chúng con được khai mở trí tuệ mà chẳng cần báo thù với những người nghịch ý với chúng con. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra thở từ từ, ta quán chiếu thân tâm. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình, thở từ từ, quán chiếu thân, tâm trì mật chú Mu A Mu Sa. – 7 biến

Mô Phật! Các bạn thân mến, Phật pháp ứng dụng đa chiều trong cuộc sống, làm cho đời sống của con người bình thường lao khổ, bận rộn muôn bề như chúng ta có thêm được sự lợi lạc khi ứng dụng Phật pháp vào cuộc đời. Là người chồng cũng có thể ứng dụng Phật pháp vào đời sống của người chồng để gia đình hạnh phúc. Người vợ cũng vậy, con cái, cha mẹ, xã hội, mọi nghề nghiệp, mọi sự tương tác, mọi sinh hoạt của cuộc đời. Như Bảo Thành đã nói ở lúc đầu, đều có thể Phật pháp tưới tẩm và nuôi dưỡng sinh hoạt đó. Như cây ở trong rừng đa dạng, luôn luôn được tưới tẩm, để mọi người nhìn thấy ở trong rừng thật là nhiều thứ khác biệt. Cây lớn cây nhỏ, cây to cây bé và cây nào cũng có giá trị khác biệt, tuyệt vời. Trở về với bông hoa, cỏ cây, đất đai, rừng núi, sông suối, thiên nhiên hùng vĩ, tuyệt mỹ dưới nhiều góc độ khác biệt, Phật pháp mầu nhiệm đa dạng.

Nhưng có một điều chúng ta phải hiểu được, đó vẫn là nguyên lý sống ở trong tâm thiện, tâm từ bi. Bởi vì chỉ có năng lượng từ bi trong chánh niệm hơi thở thì đời sống của con người, Phật pháp mới có thể vạn biến, thiên biến ứng dụng của đời người. Thiếu đi năng lượng từ bi, tất cả mọi sinh hoạt của cuộc đời sẽ trở thành khô héo, vụt tắt đi trong chốc lát, khi thử thách trào tới trong đời người. Chẳng cần hận thù, lấy chân lý từ bi quán chiếu, thì hận thù sẽ đều tan biến. Chẳng cần phải hận thù bởi vì nên nhớ, tâm sân giận nó kích hoạt sự hận thù và trả thù của chúng ta. Và nhớ rằng, tâm sân hận là liều thuốc cực độc, nó thấm từ từ vào xương cốt, vào xương tủy, vào máu huyết, vào tế bào. Để nó đánh toàn diện cơ thể của chúng ta sụp đổ từ sức khỏe, cho đến tinh thần. Người mà tâm luôn sân hận, giận hờn thì luôn luôn bị năng lượng hận thù đó làm cho khổ vô cùng. Và từ đó gây ra biết bao nhiêu những chứng bệnh rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, rối loạn tinh thần và rồi có thể đi tới sự tức tưởi, đột quỵ. Cũng có thể bị những chứng bệnh lão hóa thần kinh thật là nhanh, suy yếu, già nua, mất trí nhớ. Tổn hại hơn giết chết các tế bào tạo ra ung thư. Cổ nhân thời xưa thường dạy, khế hợp với đạo của đức Phật là cần phải tu luyện trong một đời sống thanh bình, lạc đạo, nhẹ nhàng, thong dong, không ôm đồm. Và luôn luôn phải tưới tâm, nuôi dưỡng lòng từ bi của mình, không bao giờ dưỡng hận thù và trả thù. Sự hận thù nguy hại lắm, nếu mỗi người chúng ta không nghe được chân lý từ bi và đức Phật phân giải thật rõ sự tác hại của hận thù, ta chẳng bao giờ có thể bỏ được. Có những loại cực độc của hận thù khi khởi lên trong tâm sân hận, người đó đột quỵ tại chỗ, bởi vậy mới có những người tức giận, hận thù mà muốn báo thù đó, đột nhiên té xuống chết ngay, sùi bọt mép, tắt thở. Đó là hận thù quá đáng, đột quỵ tại chỗ chết. Có những người hận thù đến mức mà tắc nghẽn kinh mạch sinh ra bệnh, có người hận thù mà tím môi tái mặt, hận thù có thật nhiều những nguyên nhân. Nguyên nhân có thể là ta xưng táng cái tôi của mình quá, thực sự nâng cao bản chất và tự hào bản thân của mình quá đáng. Để từ đó khinh khi tất cả mọi sự học ở đời, coi ta như ông trời là bậc thông thái, là bậc học rộng, hiểu cao, biết tất cả. Cái đó ở trên đời người ta phong cho là bậc đại học sĩ, là học cao hiểu rộng. Cho nên gặp gì cũng chê cũng bai, gặp điều gì trái ý là buồn, là giận, là sân, là chống trả. Cái đó có, và sự sân hận như vậy nguy hại cho sức khỏe, nguy hại cho bản thân, nguy hại cho gia đình, cho xã hội, cho tập thể. Sự hận thù bởi tự hào quá đáng về bản thân rất nguy hiểm. 

Thuở nhỏ, Bảo Thành cũng như các bạn chắc có lẽ vẫn còn chứng kiến, gọi là mãi võ sơn đông, không biết nghề thuốc giỏi như cỡ nào mà chỉ có một viên thuốc tể này thôi trị bá bệnh, đó là tự hào của những người mãi võ sơn đông. Âu, đó cũng là nghề để sinh sống, mà họ có thể nói khống. Nhưng thực ra thuốc đó cũng có tác dụng chữa bệnh, có. Bởi vì cũng là những thang thuốc cổ truyền chữa bệnh nhưng họ mượn cái võ để mà làm cho cái thuốc khống lên quá cao.

Ở trên đời này đâu có thể một viên thuốc tể, như quả vị hòa thượng điên, lấy bột ở trong người cho người ta uống để hết đau. Thế mà một viên thuốc tể vẫn được rao bán, chữa trị bệnh. Ngày nay, viên thuốc tể của mãi võ sơn đông đã đi vào và thấm nhuần trong tư tưởng của những người tự học, tự xưng, tự tán hoặc là tự hào quá đáng về tinh thần đại học sĩ của mình. Để rồi gom tất cả sự học của thiên hạ vào đầu, sự hiểu biết của mình để nghĩ rằng mình là biết tất cả và chưa một lần trải nghiệm qua sự khác biệt, của những pháp vị phi thường, phương tiện khác nên thường gạt bỏ ra bên ngoài và tựu trung chỉ có một vị duy nhất, đó là tư tưởng, ý nghĩa và sự học của họ là cao tột. 

Chúng ta nhớ rằng, những tư tưởng như vậy thường hay gây ra tâm hận thù. Cho nên những ai chống đối lại họ, nghịch ý với họ, họ hay tìm cách trả thù, họ hay tìm cách để mà đè bẹp, bằng sức mạnh của quyền lực trong, trong thế gian này, bằng sức mạnh của đồng tiền, của danh, của tất cả mọi thứ để nâng mình và hạ người ta xuống, đó là bản chất của con người gây ra sự hận thù và sự hận thù đó thực ra nó là từ tâm sân, do sự chấp thủ, dính mắt vào cái tôi của mình. Cái tôi càng lớn, người đó càng tự cao, tự cao càng cao thì càng dễ hận thù, hận thù càng nhiều dễ sinh bệnh và rồi người đó sẽ tổn thọ, chết sớm, bệnh hoạn. Chẳng cần phải hận thù các bạn ơi, phải thấy sự hận thù rất nguy hại cho sức khỏe. Chúng ta phải hợp nhất với thiên địa, trời đất, thiên nhiên tự tại, hòa nhập vào với pháp Phật nhiệm màu bằng năng lượng từ bi, năng lượng từ bi là siêu xuất nhất, thần thông vi diệu. Bởi vậy, các vị Phật và các vị Bồ Tát, A-la-hán khi chứng đắc, đều phải đạt tới phẩm vị của từ bi, từ bi rất quan trọng. 

Thuở xưa, thời đức Phật còn tại thế, nói đến sự hận thù có một câu chuyện kể thật là rõ. Ông vua Ba Tư Nặc, ông vua này có tâm kính ngưỡng đến đức Phật và giáo lý của chư Phật dạy. Và luôn tiếp cận nghe đức Phật giảng dạy, để gieo duyên với Phật pháp, vua Ba Tư Nặc đã tới dòng họ Thích để cưới vợ, mong rằng cưới được người công chúa dòng họ Thích để gây thiện cảm ở trong hai gia đình của vua chúa thời đó.

Vua Ba Tư Nặc đã lấy được người vợ là công chúa của dòng họ Thích và đẻ ra một đứa con tên là Lưu Ly, gọi là Thái tử. Sau này hiểu ra, bởi vì có nhiều chuyện xích mích và sự tiết lộ mới thấy rằng người vợ vua Ba Tư Nặc cưới không phải là một công chúa của dòng họ Thích, mà là con của một vị phi tầ. Và nhớ rằng khi tới cửa cưới công chúa, một vị vua tới cưới công chúa mà lại gả cho con của một phi tần là bị hạ nhục coi thường, nhưng vua Ba Tư Nặc cũng không mang lòng hận thù, vẫn kính ngưỡng trước Phật, nghe Phật thuyết pháp. Sau này đứa con của phi tần đó, tức là con của vua Ba Tư Nặc gọi là hoàng tử đó, nghe biết rằng mình không phải là con của một công chúa dòng họ Thích, mà là con của một phi tần và bị bên dòng họ Thích khinh khi. Mình là hoàng tử nhưng thật ra là con của phi tần, mang lòng sân hận và hận thù. Từ đó nảy sinh dưới sự xúi giục của những nịnh thần, một thời đó vua Ba Tư Nặc đã trao kiếm và áo giáp lại cho quân lính của mình, để bước vào nghe Đức Thế Tôn giảng dạy. Hoàng tử Lưu ly nhân dịp đó đã cướp ngôi của vua Ba Tư Nặc là cha của mình, rút hết quân lính lấy đi, và về xưng vương. Vua Ba Tư Nặc biết được, muốn tái tạo lại ngôi vương, nên muốn mượn danh và sức mạnh của vua A Xà Thế để lấy lại. Nhưng thọ mạng không tốt, nửa đường trúng gió bệnh hoạn, chết đi. Vua Lưu Ly là hoàng tử con của phi tần dòng họ Thích, nuôi lòng căm phẫn mang quân tới, chiêu quân hiền sĩ tiêu diệt dòng họ Thích. Hai lần tới, trên đường Đức Thế Tôn đã đi ra cản và ông vua Lưu Ly đó đã ngừng. Nhưng lần thứ ba cản không được, đức Phật đã quán chiếu đây là nghiệp của dòng họ Thích nên đành phải để cho vua Lưu Ly xâm chiếm, đánh phá, giết dòng họ Thích. Để trả sự hận thù của dòng họ Thích đã gả con của phi tần cho vua Ba Tư Nặc mà mình là đứa con của một vị phi tần nhục nhã đó. Trả thù xong, vua Lưu Ly và quân lính đi về, trên đoạn đường đó phong ba bão tố ập tới, nước lũ tràn về và toàn bộ binh lính chết hết và rồi vua Lưu Ly cũng chết và bị đọa vào địa ngục.

Đây là một cảnh thật là rõ đời đức Phật, thời đức Phật và kinh ghi rõ sự trả thù, nuôi hận và trả thù, báo oán và cuối cùng chết đọa địa ngục. Cái gương này cho chúng ta học để thấy rằng, nếu lấy hận thù để báo hận thù, nuôi dưỡng sự bình an, hưởng lạc cho mình thì suốt  đời không bao giờ có, mà chỉ có khổ đau càng tới với mình mà. Cho nên nhớ rằng, người Phật tử chúng ta noi gương đức Phật và theo câu chuyện của ông vua Lưu Ly trả thù đó, rồi của cũng bị chết đọa địa ngục. Chúng ta không nuôi hận thù, bằng sự ghen ghét mà người bất như ý nói với ta. Nhớ rằng những điều người ta nói mình không như ý, những người mình không thích nói tới, nó làm cho đau não bộ, khổ trái tim thở không có ra. Để khi nghĩ tới người đó, mình sân hận, mình buồn, mình khổ, mình già, mình tự đọa đày thân xác, mình tự đầu độc bản thân, mình tự chết dần, chết mòn. Mà lỡ đi ở trên đường có ai nhắc tới người đó, ôi cha thì đau lắm. Tim nhói lên, mắt thì tím lại, môi thì bầm ra, khó chịu và như vậy ta đang giết hại đầu độc mình. Và rồi oan gia trái chủ nhiều đời, kẻ ta hận thù, hay ghét lại thường hay gặp mỗi ngày. Như vậy là ta đang tự hại, hủy hại, thay vì cuộc đời an vui chẳng cần phải hận thù, bởi cái tôi của mình mà những điều họ nói, họ làm, ta ghen, ta ghét, ta hận đó, ta bỏ qua đừng như ông vua Lưu Ly. Mình là vua rồi, dù là con phi tần cũng là hoàng tử lên nối ngôi vua, cần đâu tiếng tăm kia mà trả thù để cuối cùng chết đọa địa ngục. Chúng ta có cần đâu cái tôi của mình quá lớn để nuôi hận thù, lấy hận thù nuôi hận thù mong sự an lạc và bình an thì không bao giờ có nhưng mà thân thêm hận thù, đau khổ.

Các bạn nhớ, người học Phật không cần phải hận thù. Trong kinh Pháp Cú nói, người ta đánh tôi, người ta chửi tôi, người ta mắng tôi, người ta đầy đọa tôi, nhưng tôi không mang lòng hận thù. Các bạn nghe câu này, mình nghe thấy hay nhưng thực ra ở trên đời không ai áp dụng được, không một ai áp dụng được câu này, ngay cả Bảo Thành và các bạn. Nếu, nếu chúng ta không hiểu được giá trị của chân lý ngay câu kinh Pháp Cú này. Nếu chúng ta không hiểu được sự độc hại của sự hận thù và nếu hiểu được điều đó, sự hận thù nguy hại, chân lý của câu kinh Pháp Cú này mà không thực hành thì chẳng có thể làm được gì. Do đó, cuối cùng vẫn là phải sự thực hành, công phu, chiêm nghiệm, trải nghiệm để rồi chúng ta chuyển hóa cuộc đời thăng hoa, đi tới tràn đầy năng lượng từ bi trong cuộc đời để rửa, gội rửa, xóa tan đi mọi hận thù ở trong cuộc đời.

Nhớ rằng, tất cả mọi người chúng ta luôn luôn có hận thù bởi là phàm phu. Chư Phật dạy như vậy, nếu các con mang một cành cây cắm ở bất cứ chỗ nào trên trái đất này, thì chỗ đó đều là chỗ ta đã từng sống và chết ở đó. Là thân kiếp con người không có chỗ nào mà ta chưa từng sống, chưa từng chết và làm phận kiếp con người, chưa một ai, chưa một ai, không phải là cha mẹ, quyến thuộc của chúng ta. Cho nên Phật dạy, chỗ nào ở trên hành tinh này, ta cũng đã từng sinh, từng sống và từng chết. Và bất cứ một chúng sanh nào thì trong nhiều đời, nhiều kiếp, hằng hà sa cũng đã từng là thân bằng quyến thuộc, cha mẹ ông bà, vợ chồng, con cái, huynh đệ với chúng ta rồi. Để làm gì, để chúng ta quán chiếu, nuôi dưỡng lòng từ bi khi đối nhân xử thế ở đời, không cần phải hận thù. Bởi người đó, con người đó, chỗ đó, nơi đó, là nơi ta đã từng sinh sống và người đó đã từng là cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp của chúng ta. Quán chiếu nơi đó, như vậy đó, để nuôi dưỡng lòng từ bi, xóa tan đi hận thù.

Kinh Pháp Cú cũng nói, chiến thắng gây hận thù, thất bại gây khổ đau. Sống ở ngoài vòng chiến bại, tâm mình tịnh tĩnh và an nhiên. Người sống được như vậy là người biết uống thuốc bổ để nuôi dưỡng thân cho khỏe, khí cho cường, tâm cho an. Thần cho sáng, tinh khí thật tuyệt vời. Cho nên ở trên đời, dù các bạn có uống nước yến, sâm, rồi thuốc bổ cực hay trên thế giới này đi nữa, mà các bạn hận thù thì chẳng khác gì tốn tiền, tốn sức, bệnh hoạn vẫn còn đó. Nhưng các bạn chẳng cần phải tẩm bổ bởi những thường hạng hạng, thuốc bổ kia, sâm nhung đủ thứ kia, mà chỉ cần xóa tan đi hận thù bằng lòng từ bi, đón nhận năng lượng Phật điển từ bi từ mười phương chư Phật. Và nuôi dưỡng cuộc đời bằng chánh niệm hơi thở quán chiếu thì nhất định đó là một vị thuốc bổ vi diệu, ai cũng cần. Và làm tăng thêm tuổi trẻ, sức mạnh dẻo dai, vẻ đẹp bao dung. Chính lòng từ lượng của các bạn khi được thẩm nhập bằng năng lượng từ bi của Phật, cho nên giá trị và phẩm hạnh cuộc đời của các bạn trở nên cao quý hơn. Mà không hẳn ở trong đời chúng sanh, những con người ta tương tác, thương mến chúng ta nữa, mà chư thiên, long thần, hộ pháp đều phải mến mộ và tới hộ pháp cho chúng ta, bởi các ngài kính ngưỡng tâm đức, hạnh đức của chúng ta. Người không biết hận thù, người không cần hận thù, nuôi dưỡng từ bi, người đoa sống hòa hợp, tiếng nói của người đó thơm lừng sự thanh tịnh, chúng sanh nghe thấy đều hoan hỷ và vui, hành động của người đó làm cho bao nhiêu những sự lao lực, khổ ải và những người bệnh hoạn đau đớn tiêu tan hết, suy nghĩ người đó lan tỏa từ trường yêu thương rộng lớn. Chẳng cần hận thù, đừng bắt chước ông vua Lưu Ly, giết dòng họ Thích rồi bị mưa lũ cuốn trôi chết đọa địa ngục.

Nếu  chúng ta nuôi dưỡng sự hận thù và báo thù như thế thì bão tố của cuộc đời, nghiệp ác của cuộc đời sẽ trở về trổ quả, hành hạ, giết chết, đọa chúng ta vào địa ngục tam đồ khổ. Người Phật tử nhìn rõ được điều này, nuôi dưỡng chánh khí bằng chánh niệm hơi thở, tưới tẩm của đời và nuôi dưỡng cuộc đời bằng năng lượng từ bi. Trên đời không thể mong cầu hạnh phúc, an lạc cho chúng ta, nếu chỉ nuôi dưỡng hận thù, ghét bỏ người nghịch ý, tôn vinh tự hào của cái tôi quá. Ở trên đời cao như núi, cao nhân tất hữu cao nhân trị, núi này cao, còn có núi kia cao hơn. Kẻ này học rộng, còn có kẻ kia học cao hơn. Không có ai mà cao cao trên tất cả, ngoại trừ đức Phật là đấng đại giác đại ngộ, khó có thể so sánh. Còn là phàm phu như chúng ta dù là mặc dưới danh nghĩa áo mão của một bậc nào đi nữa thì cũng chỉ là phàm phu, trí tuệ có giới hạn. Cho nên cần dùng lòng từ để nuôi dưỡng tình thương, đừng gây hấn, hận thù bằng cống cao ngã mạn.

Các bạn thân mến, lòng từ bi như hoa thơm trổ mật, để cho ong tới hút tinh túy đó tạo mật nuôi cho đời. Người có hương từ bi, tỏa ở trong đời muôn người tới nương nhờ vào gì, mật, mật ngọt của ái ngữ, mật ngọt của những hành động bao dung, của những tư tưởng thanh tịnh, nuôi dưỡng biết bao nhiêu con người đau khổ trong cuộc đời. Đạo Phật không phải là tiếng kinh ê a cho hay trầm bổng chuông mõ, mà đạo Phật là chân lý ứng dụng vào đời thường thật rõ. Các bạn chẳng cần hận thù, các bạn khi bị tức ngực, đau tim, mặt mày cau có không có tươi, nụ cười héo úa, khóe mắt thâm quầng, coi lại ta có một chút hận thù ở trong lòng. Tươi đi, thả ra đừng hận thù, chẳng cần phải hận thù như đất nó sẽ tơi ra, nó xốp ra và nó đón nhận được nước và khí trời, cho nên từng hạt giống gieo vào trong đó nó nảy mầm trổ quả, còn khô cứng như đất khô, sỏi đá cây trồng sao sống được. Cây phúc đức, cây đức hạnh, chủng tử gọi là bồ đề đó, sao có thể mọc ở trong thân xác và tâm can của một con người nuôi dưỡng hận thù.

Tiếng kinh, tiếng kệ, chùa chiền đi cho dữ, nhưng mà tâm còn hận thù. Thấy người nghịch ý là giận, là hờn, là buồn, là tủi, rồi là tìm đủ mọi cách để đã phá họ, để gièm pha họ, để hạ bệ họ. Trong tâm suy nghĩ, miệng tự chửi khống một mình, hành động thì đập bàn đập ghế, thậm chí còn mượn ngôn từ của ta, để truyền tin ô nhiễm gây tác hại đến những người mà ta gần gũi yêu thương. Nhưng chỉ vì những điều ta không thích, điều đó nghịch ý với ta, không hợp với ta, ta sân, ta hận, ta giận, ta hờn. Để rồi ta báo thù bằng những gì, những hành động của kẻ tiểu nhân. Chúng ta là con của Phật, Phật là bậc đại giác đại ngộ, ta không đại giác đại ngộ như Phật thì ta cũng phải học thành một bậc đại nhân, chứ đừng có những hành động tiểu nhân. Đời học rộng là bao, mà có thể bao trùm cả thiên hạ vạn vật. Để rồi từ đó như ông, ông tòa ngồi phán xét đúng sai. Tất cả những cái ta đọc, ta học cũng chỉ là gom lại trong kinh sách của một thời, lấy gì để chúng ta có thể so sánh được với những điều ta chưa đọc, chưa học tới. Cho nên ở trên đời, con đường trung đạo ở chỗ là ứng dụng được đa phương tiện diệu dụng trong mọi góc cạnh của cuộc đời bằng tâm đại từ đại bi, hướng thượng, hành thiện, bỏ ác. Và sống một đời sống hy sinh, phụng hiến cho tha nhân, đó là chân lý để nuôi dưỡng lòng từ bi và tẩy rửa, gội rửa mọi hận thù, báo oán ở trong lòng.

Ta có muốn, một cơn mưa lũ cuốn trôi giết chết ông vua Lưu Ly ở cuộc đời báo oán, hận thù hay không? Hay chúng ta muốn là mưa điều vũ thuận trong cuộc đời để khi ta tới đâu hoa trái được nở ra, ta tới đâu mọi người được hạnh phúc. Cuộc đời rất quan trọng các bạn thân mến, không cần hận thù, hãy nuôi dưỡng cuộc đời bằng chánh niệm hơi thở vi diêu âm Mu A Mu Sa, đón nhận năng lượng tha lực Phật điển từ bi tưới tẩm vào cuộc đời với chánh niệm hơi thở quán chiếu thân tâm, kích hoạt sức mạnh nội thể của thân để dưỡng thân cho khỏe và đón nhận năng lượng từ bi của Phật để tưới tẩm tâm cho thanh tịnh quán chiếu cuộc đời. Và nếu như các bạn có nhân duyên với thiền mật song tu Thất Bảo Huyền Môn, đó là điều phước báu chúng ta đồng hành, đồng tu. Còn không thì mỗi người chúng ta đều tùy theo biệt nghiệp mà có một nhân duyên khác biệt, để tiếp cận với những pháp môn phù hợp để chúng ta tu. Nào là thiền, nào là tịnh độ, nào mật  tông, thiền quán, thiền tịnh, thiền mật hoặc là niệm Phật, trì chú, tụng kinh, hoặc là nghiên cứu kinh điển để rồi hiểu được ý nghĩa của Phật dạy trong đó mà thực hành, ứng dụng vào đời thường đều tốt hết. Đừng đánh đồng, gom hết nếu trên thế gian này toàn là trồng lúa không, sao có khoai, có mì để ăn. Cho nên có ruộng lúa thì phải có núi khoai, núi mì. Trên đời vạn vật khác biệt, chính vì sự khác biệt đó, nhưng luôn luôn được nuôi dưỡng bằng nước năng lượng từ bi của Phật, thì trổ sinh hoa trái, lợi ích cho cuộc đời. Đừng gom năm châu bốn bể, trở thành ngón tay nhỏ để rồi gõ đầu, chỉ trỏ cái sai, cái đúng, nâng cao tự hào bản thân, cái tôi để gây hiềm thù, hận thù.

Các bạn, chẳng cần báo thù, sống với tình yêu trong sạch, với  lòng từ bi bao dung, rộng lượn. Ng, nói một lời phải là Cam Lồ Tịnh Thủy tưới tẩm mang lại lợi ích cho muôn người. Tránh nói những lời gây đau khổ hận thù, tráng có những hành động gây rỉ máu trong tim và tránh những tư tưởng giết hại để những người khác cũng như đời sống, phải nhớ rằng hận thù là nâng cao bản ngã của cái tôi, tự hào về cái của mình quá đáng. Để từ đó, những người không như ý, ta hay hận, hay thù, hay giận, hay hờn. Nhớ, giận, hận, hờn đó đều là thuốc độc mà ta tự tẩm vào thân, đang tự sát cuộc đời, đừng tự sát ta sẽ mang tội với cha mẹ, đấng bậc sinh thành sinh ra ta. Các ngài đều mong cầu chúng ta có một đời sống hạnh phúc, bình an, đừng tự sát, tẩm hận thù vào trong thân như một liều thuốc độc hại chết cuộc đời của mình. Mà hãy nuôi dưỡng cuộc đời bằng năng lượng từ bi của Phật, đó mới xứng đáng là người con hiếu hạnh, biết báo đáp công ơn của đấng bậc sinh thành. 

Các bạn đặt bàn tay trí tuệ là bàn tay phải vào lòng bàn tay trái từ bi, chúng ta vận hành bảy biến vi diệu âm chánh niệm Mu A Mu Sa, mời các bạn.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh. Và gia trì Phật lực khai mở trí tuệ để cho chúng con hiểu thấu Phật pháp chẳng cần hận thù. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm trì mật chú Mu A Mu Sa. – 7 biến

Mô Phật! Như vậy là Bảo Thành và các bạn tưới tẩm cuộc đời bằng chánh niệm hơi thở, nuôi dưỡng thân tâm của ta bằng năng lượng đại từ đại bi tha lực Phật điển, tối ưu siêu thế của mười phương chư Phật, chẳng cần hận thù các bạn ơi.

Các bạn thân mến, hôm nay tại nước Mỹ người ta thay đổi giờ rồi, thay vì giờ này là 11 giờ nhưng chỉ còn chính là 10 giờ, lui về một giờ, cho nên giờ hiện tại chỗ Bảo Thành cùng với giờ ở Việt Nam, 10 giờ sáng tức là 10 giờ tối. Bởi vậy ở Việt Nam vẫn như thế, bên Mỹ đã thay đổi, sự đồng tu và thuyết pháp của Bảo Thành ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và Facebook có sự thay đổi. Vào mỗi một 9 giờ sáng tại Đông Bắc Hoa Kỳ, thay vì 10 giờ là 9 giờ sáng nhưng ở Việt Nam vẫn giữ nguyên không có thay đổi, bây giờ 9 giờ sáng ở bên Mỹ chỗ Bảo Thành là đúng 9 giờ tối ở Việt Nam. Việt Nam không có thay đổi, giờ giấc vẫn giữ y nguyên, chỉ có ở bên Mỹ thay vì 10 giờ sáng ở bên Đông Bắc Hoa Kỳ, chúng ta sẽ bắt đầu tu sớm hơn là 9 giờ sáng. Thực ra nó là 10 giờ đó nhưng mà bây giờ đổi lại rồi. Còn ở miền Trung, ở Central America là 8 giờ sáng, cho nên các bạn chú ý thay đổi thời gian để có thể đồng hành trong sự đồng tu này mang lại sự lợi ích. Mong các bạn ghi nhớ điều này.

Một lần nữa, Bảo Thành xin chắp tay thành tâm khẩn nguyện chư Phật mười phương đánh thức lòng từ bi của các bạn, tiếp tục ủng hộ sự kêu gọi của Xá Lợi Charity, hội từ thiện Chùa Xá Lợi, mà đóng góp cho các quỹ giúp đỡ cho đồng bào miền Trung của chúng ta. Các bạn có thể gửi về tại chùa Xá Lợi tiểu bang Pennsylvania, dưới sự hướng dẫn của Sư cô trụ trì Lệ Hậu. Hoặc các bạn có thể gửi về chùa Xá Lợi ở bên tiểu bang Minnesota, dưới sự chủ trì của sư cô Quảng Nguyện. Ở bên Việt Nam các bạn có thể gửi cho thầy Quảng Đại, ở trên Facebook cũng đăng những hình ảnh đó, hoặc cho thầy Phương, Bảo Tịnh Đức, nhóm của các thầy đã làm việc đó và đang làm việc đó. Đặc biệt Houston, Texas, ca sĩ Thanh Hà đã phối hợp và những sự kết hợp của những lời thanh cao, của những người bạn đã giúp đỡ. Các bạn có thể người về cho ca sĩ Thanh Hà và đặc biệt Bảo Thành cũng tri ân, cảm ơn gia đình cô Thái Cao và chú Trà, đã bỏ công, bỏ sức tiếp nối một vòng tay lớn hơn với tới những người thương yêu hướng về miền trung, đồng hành với cô ca sĩ Thanh Hà để kêu gọi, đóng góp và gửi về cho Xá Lợi Charity tại chùa Xá Lợi tiểu bang Minnesota, Sư Cô Quảng Nguyện. Bảo Thành xin được tri ân công đức của gia đình cô Cao Thái và anh Trà, cũng như tất cả thân hữu ở Houston, Texas. Và Bảo Thành vẫn kêu gọi các bạn chúng ta hãy tiếp tục làm việc này bởi miền Trung vẫn còn đang đói rét và đau khổ, chưa có vượt qua khỏi cơn lũ, mong chúng ta cùng nghĩ về và thương đến miền trung quê hương của  chúng ta. Hôm nay sự đồng tu đã hết rồi, mời các bạn tiếp tục bảy biến vi diệu âm, đặt bàn tay phải trí tuệ và lòng bàn tay  trái từ bi vận hành bảy biến nữa, mời các bạn.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh. Và gia trì Phật lực khai mở trí tuệ để cho chúng con thực hành được chánh niệm hơi thở, sống từ bi chẳng cần hận thù. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng, thở từ từ hóp bụng, quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa. – 7 biến

Mô Phật! Chúng ta đã đồng tu xong rồi, mời các bạn chắp tay vào hồi hướng công đức đồng tu hôm nay. 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa.

Con nguyện mười phương chư Phật, ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực khai mở trí tuệ cho tất cả chúng con sống trong chánh niệm hơi thở, chẳng cần báo thù. Nguyện đức Phật Bổn Sư và mẹ Quan Âm thương đến miền Trung quê hương của chúng con. Nguyện hồi hướng cho các nguyên thủ các quốc gia thành lập chính sách hòa bình, ngừng hẳn chiến tranh. Cầu nguyện cho các nhà khoa học gia ngành y, ngành dược chế tạo ra vaccine thuốc trị bệnh đại dịch. Nguyện cầu cho các bác sĩ, y tá, y sĩ nhân viên cứu trợ, cứu tế trên thế giới mở rộng lòng từ bi, chữa lành bệnh nhân. Hồi hướng cho các vong linh vừa tử trận trong cơn bão lụt ở miền Trung và  trên cả thế giới được siêu sanh tịnh độ. Con nguyện xin chư Phật từ bi chứng minh.   

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts