Search

Bài 1088: Nước Mắt Bồ Tát – Thất Bảo #1 – Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh. Và gia trì Phật lực để cho chúng con có được tâm Bồ Tát. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Các bạn thân mến, chúng ta hôm nay gặp nhau để thiền tu Thất Bảo Huyền Môn. Thiền mật song tu là pháp môn được phối hợp giữa thiền và mật tâm. Trong pháp thiền này chúng ta thiền theo cách quán chiếu hơi thở, chúng ta an nhiếp tánh thấy và biết trong hơi thở Chánh Niệm để quán chiếu tất cả các pháp Vô Thường ẩn hiện trong cuộc sống của kiếp người. Và chúng ta trì mật chú vi diệu âm Mu A Mu Sa, để đón nhận Phật điển Từ Bi của Chư Phật mười phương gắn kết ban rải xuống hòa nhập vào với sự tự lực của chúng ta trên con đường tìm cầu Giác Ngộ. Mỗi một người trong chúng ta khi tu luyện pháp môn này, ở đây nói tới chỗ thật rõ là chúng ta tu luyện, trong những giờ phút như vậy vào mỗi ngày.

Chúng ta đồng tu, chúng ta ngồi xuống, theo dõi hơi thở Chánh Niệm. Chúng ta ứng dụng tánh thấy và biết, quán chiếu thân tâm của chúng ta, nhìn rõ vạn pháp Vô Thường, Khổ, Vô Ngã sanh diệt khởi lên ở trong tâm. Chúng ta biết khi nó khởi lên, chúng ta biết khi nó ra đi, với tánh biết thấy được ứng dụng và an trú trong hơi thở Chánh Niệm, chúng ta sẽ phát triển được Chánh Định và Chánh Huệ. Nhìn và thấy rõ để chúng ta hiểu được Vô Thường, chúng ta thấy rõ để chúng ta hiểu được Vô Ngã, nhìn và thấy rõ hiểu được Khổ đây là cốt lõi chân lý của Đức Phật dạy cho chúng ta. Nhưng với sự phối hợp chặt chẽ của sự gia trì Phật lực, tha lực Phật điển mười phương Chư Phật tới với chúng ta, chúng ta sẽ tăng trưởng được một lực thật mạnh ở trong tâm thức, trong thân. Trước là cho điều hòa máu huyết của cơ thể, tăng trưởng sức mạnh của thân, giúp cho khai thông huyệt đạo, giúp khai mở luân xa kinh mạch, tăng trưởng lực của thân và làm cho thân khỏe, bền, vững chãi, hết bệnh, an vui. Rồi làm cho tâm của chúng ta thanh tịnh, trong sáng nhìn rõ mọi hiện tượng. Pháp tu này thật là dễ dàng, chỉ cần quán chiếu hơi thở và trì niệm mật chú, chúng ta sẽ có một sự trải nghiệm tuyệt vời, sự trải nghiệm rõ ràng để thấy được sự linh ứng, mầu nhiệm trong pháp Phật cao siêu qua sự tu tập thật giản dị và bình thường. Khi các bạn hít vào, chúng ta hít vào bằng mũi phình bụng. Khi thở ra ta thở bằng miệng, hóp bụng vào và trì mật chú Mu A Mu Sa cùng một lúc. Đây là cách vận hành hơi thở, sau đó năng lượng Phật điển, sự gia trì của Phật lực sẽ gắn kết với thân tâm của các bạn, các bạn chỉ cần quán chiếu nó để tự nhiên, và rồi trong tự nhiên của năng lượng tâm của ta sẽ nhận ra tất cả các pháp Vô Thường sanh diệt, ẩn hiện trong từng sát na, khi phù hợp nhân duyên nó hiển thị.

Mời các bạn, bây giờ chúng ta đặt bàn tay phải là Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái là bàn tay Từ Bi, ta hãy lấy Từ Bi và Trí Tuệ vận hành hơi thở an trú trong Chánh Niệm và vi diệu âm Mu A Mu Sa để tiếp được năng lượng Phật điển.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực để chúng con nhận ra nước mắt Bồ Tát trong đời. Hít vào bằng mũi, phình bụng, thở từ từ, hóp bụng vào, trì mật chú Mu A Mu Sa (7 biến)   

Mô Phật, Bảo Thành cùng các bạn, chúng ta mỗi ngày, thiền mật song tu ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và thật là hoan hỷ. Lành thay chúng ta luôn tiếp được tha lực Phật điển sự gia trì của Phật lực vào trong đời sống của người con Phật. Dựa trên nền tảng của Đức Phật đã dạy cho chúng ta, tất cả mọi chúng sanh đều bình đẳng tánh trí. Tánh Phật và Trí Tuệ đều bình đẳng, không có cao thấp, không có hơn thua, bình đẳng. Chính trong sự bình đẳng đó mà lòng Từ Bi được khai mở, tình yêu thương được khai thị hiển lộ trong cuộc đời. Chúng ta đã quá quen với những câu Bồ Tát, Nam Mô Bồ Tát, chúng ta đọc chữ Bồ Tát rồi niệm danh hiệu của vị Bồ Tát đó như Nam Mô Bồ Tát Quan Thế Âm, Nam Mô Bồ Tát Địa Tạng, Nam Mô Bồ Tát Đại Trí Văn Thù, chúng ta có thật nhiều như Nam Mô Phổ Hiền. Các vị Bồ Tát trên thế gian này, ở trong Kinh nhắc tới thật nhiều, Đại Thế Chí Bồ Tát, mỗi một phẩm hạnh của các vị Bồ Tát đều dựa trên hai chữ gọi là Bồ Tát. Rồi Bồ Tát chúng ta hiểu theo nghĩa gì đây, vẫn với tâm cảm của phàm phu, chẳng hòa nhịp vào với những âm điệu màu sắc của ngôn ngữ cao. Chúng ta hãy lột tả tâm cảm của mình vào một thứ ngôn ngữ hiểu biết thật chân thật với tấm lòng của người con đối với những Bậc ở bên trên đã Giác Ngộ. Hai chữ Bồ Tát có thể được dịch thật đơn giản nhưng ấm lòng của mỗi người chúng ta. Bồ Tát là gì, là tình yêu thương, Bồ Tát là Từ Bi, Bồ Tát là gì? là lắng nghe sự đau khổ của chúng sanh bằng lòng Từ Bi, bằng sự cảm thông, bằng sự thông dung với cảm thọ đau khổ của chúng sanh để tới mang tình yêu thương san sẻ và xoa dịu những nổi niềm đau khổ đó. Ý nghĩa đơn giản như vậy được đặt trong hai chữ Bồ Tát. Đề mục chúng ta quán chiếu hôm nay “Nước Mắt Bồ Tát” có lẽ hơi ngạc nhiên, chúng ta hỏi đã là Bồ Tát sao lại khóc? Chúng ta nhớ, Bồ Tát là lòng Từ Bi, như vậy Bồ Tát Quán Thế Âm là lòng Từ Bi của Quán Thế Âm. Chữ Bồ Tát đứng riêng ra, không ám chỉ cho một vị Bồ Tát nào. Chữ Bồ Tát nghĩa là lòng đại Từ đại Bi, hay gọi là tình yêu thương rộng lớn. Bồ Tát là tình yêu thương rộng lớn, nước mắt không phải là bi lụy sầu khổ, nước mắt tượng trưng cho sự thông cảm, tương thông với nhau. Bởi vì chúng ta có lòng Từ Bi – tình yêu thương lớn nên ta có sự tương thông, sự thông cảm, với những nỗi đau khổ của người khác. Đó gọi là nước mắt Bồ Tát – là sự tương thông, thông cảm với sự khổ đau của chúng sanh bằng tình yêu thương. Hay là chính vì ta có lòng yêu thương, Từ Bi, có lòng yêu thương rộng lớn mà từ đó ta thông cảm, thông cảm với mọi loài khi họ đau khổ, tương ứng với cảnh khổ của họ. Ta không khổ, nhưng vẫn thông cảm tương thông hòa nhập để đồng hành với cái khổ cái đau đó, đó gọi là nước mắt Bồ Tát. Chúng ta, mỗi người tu tập thiền Thất Bảo Huyền Môn, linh ứng ở chỗ an trú tánh thấy biết vào trong hơi thở Chánh Niệm và trì mật chú vi diệu âm Mu A Mu Sa. Chúng ta tăng trưởng được tha lực Phật điển, năng lượng tình yêu của Chư Phật đổ tràn vào cuộc đời của chúng ta. Từ đó mỗi người chúng ta nuôi dưỡng cuộc đời của mình bằng năng lượng yêu thương lớn của Chư Phật, mà chúng ta khai triển được lòng Từ, lòng Bi, tình yêu thương của chúng ta để chúng ta đối đãi với mọi loài một cách bình đẳng. Chính trong năng lượng yêu thương của Chư Phật luôn hiện diện trong đời sống của chúng ta. Chính năng lượng đó mà chúng ta lấy làm nguồn năng lượng duy nhất, vi diệu thần thông để nuôi dưỡng thân tâm nên chúng ta có sự tương ưng đồng cảm và tương thông với những nỗi thống khổ, đau khổ của mọi loài chúng sanh. Để từ đó chúng ta hồi hướng san sẻ tình yêu thương của chúng ta tới mọi loài bằng các pháp thiện ta đã học được từ lời khai thị của Chư Phật, để ta và chúng sanh bớt khổ, thêm vui mỗi ngày trong đời sống.

Có một câu chuyện kể rằng người dân Tây Tạng thủa xưa chỉ là một bộ tộc nhỏ xuất phát từ Mông Cổ bị chèn ép, bị đánh đập, bị xua đuổi, bộ tộc nhỏ đó cũng như là một sức dân thật là nhỏ, thật là yếu, họ bị coi như mọi rợ, như những thổ dân, hay như những người dân miền núi xa, không là chủng tập chính của Mông Cổ. Bị đánh đuổi, bị chèn ép và họ chạy miết, chạy miết, và nơi cuối cùng họ tới chẳng có phì nhiêu, là dãy núi Hy Mã Lạp Sơn khô cằn, khô cằn toàn là đá, là tuyết, nhưng đó là con đường cùng của bộ tộc này phải thoát ly để tìm sự sống cho bản thân dân tộc của họ. Trên con đường chạy qua Hy Mã Lạp Sơn, mãi mãi như vậy, cho tới gần nước Tây Tạng ngày nay. Họ quá đau khổ, đau khổ bởi vì giá lạnh của núi cao, của tuyết phủ, của sự trơ trọi không có thực phẩm để ăn, thật là khổ. Nếu chúng ta đặt trường hợp của mình vào đó ta sẽ thấy cảnh khổ vô cùng. Trong cảnh khổ đó, tiếng than khóc cùng trời, nhưng vì chân lý tìm tòi sự sống và tin sâu vào Tam Bảo Phật Pháp Tăng, đức Quán Thế Âm đã hiện ra trên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Ngài đã thương cảm, Ngài đã thông cảm và đồng hành cùng nỗi khổ của người dân Tây Tạng. Theo như truyền thuyết đó, Ngài đã khóc, hai giọt nước mắt cảm thông, như Cam Lồ Tịnh Thủy rớt xuống dãy Hy Mã Lạp Sơn. Một giọt đã biến thành tảng đá, tảng núi, Cẩm Thạch xanh và một giọt đã biến thành những tảng đá, những tảng núi với những hòn đá trong trắng tuyệt vời. Một bên là Cẩm Thạch, một bên là Kim Cương, hóa hiện ra như vậy trên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Cũng từ truyền thuyết đó, mà người dân Tây Tạng đã bắt đầu có truyền thống tôn thờ Ngài Quán Thế Âm. Hai vị Quán Thế Âm đặc trưng mà ngày nay người Tây Tạng tôn kính và thờ này, Bồ Tát chúng ta nên nhớ đó là lòng đại Từ đại Bi, và họ có hai vị Bồ Tát riêng cho họ đó là Bạch Quán Thế Âm và Lục Y Quán Thế Âm, là một vị Bồ Tát trắng và một vị Bồ Tát xanh như cẩm thạch. Tiếng mà dịch thông thường gọi là Lục Quán Thế Âm và Bạch Quán Thế Âm.

Bồ Tát là gì là lòng đại Từ đại Bi, nước mắt Bồ Tát là gì là sự tương thông, đồng cảm, với chúng sanh đang đau khổ. Như chúng ta tụng Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ, có nghĩa là chúng ta nghe được, thấy được và thông cảm với nỗi khổ. Tầm thinh cứu khổ Bồ Tát Quán Thế Âm thì hôm nay chúng ta tu hạnh Bồ Tát, chúng ta là con Phật, thấm nhuần năng lượng Phật điển, lòng Từ Bi. Ta cũng có thể niệm Nam Mô, Nam Mô Tầm Thinh cứu khổ, Bồ Tát hạnh đại Từ đại Bi, đại Từ đại Bi rồi tên của ta, có nghĩa là ta là người đang quy về nương vào lòng đại Từ đại Bi với hạnh đại Từ đại Bi đó. Ta là người đang quy về đang nương vào, đang quay trở vào, nương vào hạnh đại Từ đại Bi để tu. Ta quay về nương vào hạnh đại Từ đại Bi để tu. Nước mắt Bồ Tát chính là chúng ta. Mỗi người chúng ta đã quy về, đã quay trở về hạnh bồ Tát, bồ Tát hạnh tức là một con người tu để phát triển tăng trưởng tình yêu thương rộng lớn, năng lượng Từ Bi của chúng ta. Để chúng ta có sự thông cảm, có sự tương đồng với tất cả mọi nỗi đau khổ của chúng sanh. Để từ đó, ta trải rộng tấm lòng yêu thương, và ta mở rộng vòng tay nhân ái, để che chở, để đồng hành, để ban vui, để làm giảm bớt những nỗi khổ của cuộc đời cho những mảnh đời bất hạnh, hay những chúng sanh nào đang lâm vào sự đau khổ đó. Làm sao chúng ta làm được điều đó, bởi chúng ta tu Thất Bảo Huyền Môn, chúng ta lãnh nhận được thật nhiều tha lực Phật điển, từ trường yêu thương của Chư Phật, chúng ta đã tiếp được từ trường yêu thương của Phật chúng ta đã nuôi dưỡng thân tâm của bằng từ trường yêu thương của Phật. Và trong thân tâm cuộc đời của chúng ta đã thấm nhuần, đã thấm nhuần tình yêu thương của Chư Phật chứa chan ở trong cuộc đời. Mà nhớ rằng, bởi ta được nuôi nấng, trưởng dưỡng bằng từ trường yêu thương, nên trong tâm của chúng ta thấm nhuần tình yêu thương đó, thân của chúng ta cũng thấm nhuần tình yêu thương đó, và an trú trong hơi thở Chánh Niệm, dùng tánh thấy biết quán chiếu lòng đại Từ đại Bi của chư Phật tương tác với cuộc đời của chúng ta. Từ đó chúng ta nhận rõ, tình yêu thương, lòng Từ Bi rất quan trọng trong cuộc sống của người con Phật, của những con người đang tu tập Phật pháp. Đặc biệt nhất là thiền mật song tu Thất Bảo Huyền Môn, bởi vì chúng ta tiếp nhận từ trường yêu thương của mười phương Chư Phật, mỗi giây, mỗi phút trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta tiếp cận và sống với năng lượng đó, chúng ta thấm nhuần và được nuôi dưỡng bởi năng lượng đó. Chúng ta đã trưởng dưỡng cuộc đời bởi năng lượng yêu thương, lòng Từ Bi của Chư Phật và từ đó mầm mống Thiện của lòng Từ Bi nơi chúng ta đã trổ mầm, đã mọc lên, đã vươn ra, đã trổ bông kết trái. Và đây chính là lúc chúng ta tương thông, thông cảm với những cảnh khổ của cuộc đời, để mang tâm hạnh Bồ Tát, tâm hạnh yêu thương, lòng Từ Bi san sẻ tới muôn loài, muôn vật.

Nước mắt Bồ Tát là sự thông cảm, nước mắt của Bồ Tát không thể hiện cho sự bi lụy, sầu khổ như của phàm nhân, như của phàm phu, như của chúng ta. Nước mắt Bồ Tát là sự thông cảm lớn, sự thông cảm mà dấn thân vào để cứu giúp chúng sanh thoát khổ thêm vui. Một sự thông cảm mà dấn thân đi vào để ban vui cứu khổ không phải là một sự thông cảm của phàm phu đứng ngoài để khóc. Phàm phu chúng ta khi thông cảm với những cảnh khổ của cuộc đời, chúng ta biết nhỏ nước mắt, chúng ta biết khóc để tương đồng với họ, và chúng ta cũng biết cảm thông với sự mất mát của người này, người kia, tới để chúng ta an ủi, tới để chúng ta chia buồn, để sách tấn người đó trở thành mạnh mẽ hơn. Thì nước mắt Bồ Tát là một sự san sẻ yêu thương, sự san sẻ của lòng đại Từ đại Bi, nó là thể hiện của một phẩm hạnh cao quý, phẩm hạnh của Bồ Tát, phẩm hạnh của một người đã nâng tầm tới chỗ không còn dính mắc, chẳng còn đối chấp, chỉ còn đối xử với nhau bằng tình yêu thương bình đẳng với mọi loài, mọi vật không hẳn chỉ với con người. Những người tu thiền Thất Bảo Huyền Môn là những con người luôn tiếp cận với tha lực Phật điển, với sự gia trì của Phật lực, và luôn luôn tràn đầy năng lượng yêu thương, từ trường yêu thương của Phật ở trong thân tâm. Và chúng ta thật sự trưởng dưỡng cuộc đời ở trong tình yêu thương đó, để có được tình yêu thương lớn, để chúng ta thông cảm với mọi loài, tương thông với mọi loài. Và sẵn sàng ở đâu có đau khổ, chúng ta biết, ở đâu có khổ đau, chúng ta thấy, chúng ta sẵn sàng hóa hiện ở nơi đó bằng lòng Từ Bi để san sẻ và ban vui giúp cho họ thêm những niềm vui để chuyển hóa những khổ đau trong cuộc đời. Nước mắt Bồ Tát là tình yêu thương rộng lớn được thể hiện qua hành động cụ thể của sự thông cảm giữa ta và người. Bởi vì ta là người tu hạnh Bồ Tát, bởi vì ta có năng lượng Từ Bi, Từ Bi tức là Bồ Tát. Đại Từ đại Bi tức là Bồ Tát có tình yêu thương lớn mà trong ta có năng lượng đại Từ đại Bi, có nghĩa ta là Bồ Tát có tình yêu thương lớn. Bồ Tát là gì, Bồ Tát là phẩm hạnh yêu thương, ta có phẩm hạnh yêu thương lớn nên gọi là Bồ Tát, Bồ Tát tại trần gian.

Các bạn thân mến, hiểu được nghĩa lý đơn giản như vậy chúng ta sẽ tự sách tấn cuộc đời của mình để tu phẩm hạnh Bồ Tát, để có được nước mắt Bồ Tát. Nhớ rằng nước mắt không phải thể hiện cho sự bi lụy sầu khổ, mà nước mắt thể hiện cho sự thông cảm, linh ứng, tầm thinh. Tức là chúng ta có thể ứng hóa thân xác cuộc đời của mình để đi tới những miền đau khổ, những con người đau khổ và chúng ta mang lòng Từ Bi của chúng ta để chia sẻ với mọi người, an ủi chăm sóc cho họ để cho họ thêm vui bớt khổ. Đó gọi là nước mắt Bồ Tát. Sự thông cảm tương thông của tình yêu được thể hiện bằng phẩm hạnh cao quý, của những người đang tu Thất bảo Huyền Môn. Đó là chúng ta nói riêng, còn nói chung thì mọi người tu Phật pháp đều cần phải phát triển lòng Từ Bi, đó là phẩm hạnh của Bồ Tát căn bản nhất, và chúng ta phải đồng cảm, đồng hành được với nỗi niềm khổ đau của muôn loài thì chúng ta mới thực sự là Bồ Tát, mà thể hiện của sự đồng hành đó là nước mắt. Nhớ rằng nước mắt không phải là khóc mà nước mắt là sự chia sẻ, nước mắt của Bồ Tát không phải là những giọt lệ đau khổ, nước mắt của Bồ Tát là Cam Lồ Tịnh Thủy,  nước mắt của Bồ Tát rơi xuống núi của Tây Tạng biến thành những núi Cẩm Thạch, rơi xuống núi của Tây Tạng Hy Mã Lạp Sơn biến thành những dạng Kim cương sáng như vậy. Nước mắt của Bồ Tát là gì? là Tịnh Thủy, là trong suốt, là Cam Lồ Tịnh Thủy Lưu Ly, nhưng tạm gọi là nước mắt, nước mắt để cho người phàm dễ hiểu, dễ cảm thông. Còn Cam Lồ Tịnh Thủy Lưu Ly nó cao siêu, huyền bí khó hiểu. Những người tiếp được năng lượng Từ Bi luôn luôn có tâm Từ Bi yêu thương và sẵn sàng thể hiện tình yêu thương trong sự thông cảm đối với tất cả mọi người đang đau khổ và mọi vật đang đau khổ, mọi loài, mọi vật đang đau khổ, mọi loài mọi vật đang đau khổ, thì chúng ta với phẩm hạnh tu Bồ Tát hạnh, tu lòng yêu thương chúng ta luôn luôn sẵn sàng ứng hiện ở đó, để mang lại niềm vui, giảm bớt đau khổ cho muôn loài muôn vật, đó gọi là nước mắt Bồ Tát. Và chúng ta, chúng ta là mỗi người đang tu phẩm hạnh Bồ Tát, nghĩa là tu lòng đại Từ đại Bi thực sự chúng ta tu lòng đại Từ đại Bi, bởi chúng ta tiếp được năng lượng Từ Bi của Chư Phật vào cuộc đời mỗi giây mỗi phút. Chúng ta quán chiếu tình thương đó, chúng ta quán chiếu phẩm hạnh cao quý đại Từ đại Bi đó, và từ đó chúng ta có sự liên hệ với chúng sanh bằng tình yêu thương, không đối đãi cao thấp, không phân biệt màu da, sắc tộc. Luôn luôn bình đẳng, bình đẳng tánh và bình đẳng trí, bình đẳng trong phẩm hạnh Bồ Tát, lòng yêu thương. Hiểu được như vậy chúng ta sẽ tăng trưởng được sự sống .Sự sống an lạc của chúng ta là sự tăng trưởng được phẩm hạnh cao quý, lòng Từ Bi, là tâm Từ Bi và tình thương rộng lớn. Ta thực sự là Bồ Tát đang có những giọt nước mắt cảm thông với cuộc đời đau khổ bần cùng của tất cả mọi loài chúng sanh.

Hãy đặt bàn tay Trí Tuệ – bàn tay phải, vào lòng bàn Từ Bi – bàn tay trái, chúng ta hãy lấy Từ Bi và Trí Tuệ an trú trong hơi thở Chánh Niệm và trì vi diệu âm Mu A Mu Sa, để chúng ta cùng đón nhận thật nhiều, thật nhiều sự gia trì của Phật lực nuôi dưỡng cuộc đời của chúng ta trong hơi thở của tình thương của lòng đại Từ đại Bi. Mời các bạn!

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực để chúng con hiểu rõ được ý nghĩa của nước mắt Bồ Tát. Hít vào bằng mũi, phình bụng, thở từ từ, hóp bụng vào trì mật chú Mu A Mu Sa. (7 biến)

Mô Phật, chúng ta vừa tiếp được thật nhiều tha lực Pậtt điển vào thân tâm của chúng ta.

Các bạn thân mến, các bạn nhìn trong cuộc sống của mình, nhìn trong gia đình của mình, để chúng ta từ đó phát triển tình yêu thương trong gia đình. Đức Phật dạy cho chúng ta một phương pháp tăng trưởng tình yêu thương để rồi chúng ta sống thật sự đối với đời sống của một người Cư sĩ tại gia. Chúng ta phải ứng hiện được tình yêu thương đó vào đời sống của mình, vào tình nghĩa của cha mẹ, tình nghĩa của vợ chồng, tình nghĩa của con cái. Chúng ta phải thông cảm với mọi nỗi niềm của những người trong gia đình của chúng ta. Chúng ta phải lấy lòng yêu thương, sự gia trì của Phật lực, tha lực yêu thương đó ứng dụng vào cuộc đời để giúp cho gia đình của chúng ta luôn hạnh phúc và bình an. Ở đâu có lòng Từ Bi, ở đó có Bồ Tát giáng trần, có Chư Phật hiện tiền, có còn người sống trong tình yêu thương. Đâu có lòng Từ Bi, ở đó có sự san sẻ, hiểu biết thông cảm và đối xử bình đẳng. Chúng ta học Phật, không phải chỉ thuộc và mang lại lợi ích cho chúng ta, mà chúng ta cần phải san sẻ và lan tỏa được cái học của ta cho gia đình, để giữ cho gia đình của mình hạnh phúc, giữ cho bản thân luôn đứng vững, vững chãi trên mọi thử thách của cuộc đời. Để dù có bất kỳ thử thách nào nó tới với chúng ta, chúng ta cũng luôn luôn giữ được tình thương lớn, để thông cảm và san sẻ với mọi người. Thử thách trong cuộc đời luôn tới với chúng ta, như bộ tộc Tây Tạng đã phải vượt bỏ đất nước của họ đi lên ngọn núi cao Hy Mã Lạp Sơn khô cằn, băng giá, nhưng họ vẫn có niềm tin nơi Phật. Và từ đó đức Quán Thế Âm đã thị hiện trong cuộc đời. Chúng ta cũng vậy, đã trải qua bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp đã phải chạy trốn địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nay mới tới được đỉnh núi là thân kiếp làm người. Và có đủ phúc duyên để đón nhận được tha lực, từ trường yêu thương của Chư Phật. Chúng ta phải thường tăng trưởng tình yêu thương này, để nước mắt Bồ Tát của chúng ta có nghĩa là để cho lòng Từ Bi của chúng ta có đối tượng để san sẻ. Đối tượng đó là ai? Đối tượng đó là cha mẹ, là vợ chồng, con cái. Mỗi một Cư sĩ tại gia khi tu tập Thất Bảo Huyền Môn, chúng ta đều tăng trưởng sự hạnh phúc và bình an trong chính gia đình của chúng ta. Bằng gì? bằng tha lực Phật điển, bằng Phật lực gia trì, bằng từ trường yêu thương chúng ta tiếp được từ Phật. Chúng ta phải lan tỏa được điều đó trong gia đình của chúng ta. Dù cho Hy Mã Lạp Sơn là những tảng núi, dãy núi trơ trọi băng giá, thế nhưng khi nước mắt của Ngài Quan Âm Bồ Tát rớt xuống đó biến thành những dạng, dạng núi Cẩm Thạch, Kim Cương trong sáng tuyệt đẹp, tuyệt mỹ, để rồi người Tây Tạng có đức Lục Quán Thế Âm và Bạch Quán Thế Âm. Trong chúng ta có vị Quan Âm nào đây? trước khi nói đến vị Quan Âm thì mỗi một chúng ta đã là Bồ Tát hạnh, là một vị tu hạnh Bồ Tát, là một vị tu phẩm hạnh Bồ Tát. Bồ Tát là đại Từ đại Bi, chúng ta đang tu để tăng trưởng lòng đại Từ đại Bi của chúng ta. Tăng trưởng ở chỗ này – ở chỗ là khi chúng ta an trú trong hơi thở Chánh Niệm mật chú Mu A Mu Sa, chúng ta tiếp được tha lực Phật điển từ trường yêu thương, năng lượng Từ Bi của Chư Phật luôn đổ tràn tới chúng ta, luôn tiếp tới đời ta, luôn ban rải tới chúng ta. Và chúng ta hứng, hứng lấy năng lượng Từ Bi đó để nuôi dưỡng cuộc đời, để thanh lọc tâm, để làm cho thân được hết bệnh, tâm được hết phiền não. Chính vì thân ta vững chãi hết phiền não thì ta cũng phải tiếp năng lượng Từ Bi của mười phương Chư Phật qua vi diệu âm Chánh Niệm Mu A Mu Sa đến những người yêu thương trong gia đình  của chúng ta. Và chúng ta phải làm cho gia đình của mình trở thành một quốc độ thái bình, một nơi tràn đầy tình yêu thương, luôn có sự thông cảm tương ưng với tất cả mọi nỗi niềm to nhỏ buồn vui trong cuộc đời, của những thành viên trong gia đình của chúng ta. Nếu chúng ta có thể làm được điều đó thì Niết Bàn hiện diện ngay trong gia đình. Nếu chúng ta làm được điều đó thì ánh sáng Tuệ Giác của Như Lai đang chiếu sáng trong gia đình của mình. Và nếu chúng ta làm được những điều đó chúng ta chính là những vì Bồ Tát có những giọt nước mắt cao quý là Cam Lồ Tịnh Thủy chảy xuống dòng đời tưới mát cho muôn loài đang đau khổ, nhất là vợ, chồng, con cái, cha me, ông bà của chúng ta. Hãy sống với ý nghĩa cao cả như vậy thì từ gia đình sẽ lan tỏa tới muôn nơi, từ muôn nơi sẽ trở thành một gia đình lớn khởi lên từ một gia đình nhỏ. Tình yêu thương, lòng Từ Bi, sự tương ưng đối đãi bình đẳng tánh trí, thông cảm và chúng ta biết san sẻ niềm vui, để làm giảm những đau khổ trong cuộc đời. Các bạn, rất quan trọng trong cuộc sống, nếu như chúng ta là những người, mỗi giờ mỗi phút, mỗi giây trong cuộc đời, tiếp được sự gia trì của Phật lực, năng lượng Từ Bi của mười phương Chư Phật mà không làm được điều đó thì thật là hổ thẹn.

Nhưng các bạn đã làm được rồi hãy tiếp tục làm điều đó, để không phải chứng minh cho người khác, mà để cho chúng ta thẩm nhập được chân lý yêu thương của Chư Phật. Mà sự hiển lộ của sự thẩm nhập là phải bằng hành động, tương tác hằng ngày trong gia đình để nếu như chồng hay vợ, con cái hay cha mẹ nhìn vào đời sống của chúng ta, họ thấy ta là người có năng lượng Từ Bi, có năng lượng thanh tịnh, có Chư Phật ở trên đảnh đầu, có Chư Phật Bồ Tát đồng hành trong cuộc sống. Bởi lời nói của chúng ta là lời nói Từ Bi yêu thương, bởi tư tưởng của chúng ta, suy nghĩ khởi lên bằng tình yêu, bằng tình yêu thương lớn. Và hành động của chúng ta thể hiện tấm lòng quan tâm và đối xử bình đẳng trong tình yêu thương chân thật. Như vậy nhìn qua đời sống của chúng ta, họ sẽ nhận ra Đức Phật, họ sẽ nhận ra giáo lý của Phật, họ sẽ hiểu được Phật pháp qua đời sống của chúng ta. Chúng ta không cần phải nói, chúng ta không cần phải tán tụng, chúng ta không cần phải ca ngợi, mà chúng ta cần phải sống thật, đúng nghĩa là một vị Bồ Tát hạnh. Chúng ta phải sống đúng nghĩa là một vị Bồ Tát đang có những giọt Cam Lồ Tịnh Thủy rửa mọi trần ai, đau khổ ở trong lòng những người ở gia đình chúng ta, để họ cảm thấy vui và hạnh phúc như ta đang sống hạnh phúc và an vui. Nếu ta an vui và hạnh phúc mà người trong gia đình không hạnh phúc, an vui thì đó là ta chưa lan tỏa được phước báu của ta. Phước báu được hồi hướng cho những người trong gia đình để họ sống an vui và hạnh phúc thì phước báu đó càng tăng trưởng nhiều, càng tăng trưởng nhiều. Và gia đình của chúng ta thực sự sẽ là một gia đình của Bồ Tát hạnh.

Mời các bạn đặt bàn tay Trí Tuệ – bàn tay phải vào lòng bàn tay trái – bàn tay Từ Bi. Hãy lấy Từ Bi và Trí Tuệ quán chiếu trong hơi thở Chánh Niệm chúng ta lấy tánh thấy và tánh biết quán chiếu vi diệu âm Mu A Mu Sa, tiếp tha lực Phật điển vào cuộc đời của chúng ta để chúng ta trở thành những vị Bồ Tát có lòng Từ Bi trong cuộc đời.  

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực để chúng con hiểu và sống đúng với ý nghĩa nước mắt Bồ Tát. Hít vào bằng mũi, phình bụng, thở từ từ, hóp bụng vào trì mật chú Mu A Mu Sa. (7 biến)

Mô Phật, chúng ta đã hoàn thành 21 biến vi diệu âm Chánh Niệm Mu A Mu Sa. Mỗi người chúng ta, mỗi ngày trôi qua đều tăng trưởng tiếp nhận được thật nhiều sự ban rải năng lượng Từ Bi của mười phương Chư Phật vào cuộc đời của chúng ta. Ý nghĩa hôm nay với đề mục quán chiếu thật sâu là Nước Mắt Bồ Tát, mong rằng mỗi người chúng ta hiểu rõ và sống được với ý nghĩa của nước mắt Bồ Tát. Bồ Tát là đại Từ đại Bi, nước mắt là sự tương thông, tương đồng, cảm thông và phụng hiến. Chúng ta hãy dấn thân vào chính cuộc sống của gia đình bằng tình thương, tình yêu lớn để cho vợ chồng con cái cha mẹ, gia đình nhỏ bé của chúng ta sống đúng với phẩm hạnh tăng thêm phẩm giá là người con Phật bằng năng lượng yêu thương ta tiếp được từ mười phương Chư Phật. Hãy sống như vậy, gia đình sẽ luôn luôn hạnh phúc, và năng lượng Từ Bi của chúng ta có sức thần thông lớn chuyển hóa được những sự bất trắc xảy ra trong đời, chuyển hóa được những chuyện nghịch xảy ra trong cuộc đời, chuyển hóa được tất cả những chuyện bất như ý xảy ra trong đời. Đặc biệt sẽ mang gia đình gắn kết với nhau thật bền chặt trong tình thương. Chúng ta hãy sống y như phẩm hạnh đó. Giờ đây mời các bạn chắp tay vào chúng ta hồi hướng công đức cho buồi đồng tu ngày hôm nay, mời các bạn.Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa. Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực để cho chúng con hiểu được và sống được với ý nghĩa nước mắt Bồ Tát. Có được phước báu đồng tu ngày hôm nay, chúng con hồi hướng tới các nguyên thủ các quốc gia để họ cũng có được lòng Từ Bi rộng lớn sống với phẩm hạnh Bồ Tát, để lập nên chính sách mang lại nền Hòa Bình cho thế giới. Nguyện hồi hướng tới các nhà khoa học gia ngành Y, ngành Dược, để họ có tâm Bồ Tát rộng lớn và trí tuệ chế ra được vắc xin, thuốc chữa bệnh ôn dịch. Chúng con cũng hồi hướng cho các Bác Sĩ, Y tá, Y sĩ, nhân viên cứu trợ ở trên thế giới chữa lành bệnh tật cho những người đang lâm bệnh. Đặc biệt hồi hướng cho cộng đồng nhân dân Mỹ sống trong tình yêu thương thông cảm, đối thoại và bình đẳng và sự hồi hướng tới tất cả những vong linh đã mất trong những tuần qua được siêu sanh miền tịnh độ. Xin Chư Phật mười phương chứng minh.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts