Search

Bà Cụ Bên Bến Đò – Pháp Thoại Thiền Sư Bảo Thành

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Mu A Mu Sa!

Con nguyện xin mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Các bạn thân mến, Bảo Thành chào các bạn ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chùa Xá Lợi. Bảo Thành đang ngồi ở nơi đây, có lẽ các bạn đã nhìn thấy quen, chính là Tổ đình chùa Xá Lợi tại tiểu bang Maryland ở Mỹ Quốc. Tuy chúng ta ở xa nhau, có thể chưa gặp nhưng vẫn thường gặp gỡ trên Youtube và Facebook. Bảo Thành luôn nuôi một niềm tin rằng gặp gỡ nhau, chúng ta sẽ trở thành bạn.

Hôm nay, Bảo Thành kể cho các bạn nghe về câu chuyện của một bà cụ. Có một bà cụ sống ở trong một cái làng bên bờ sông, bà cụ lớn tuổi rồi, không có con cái, sống có một mình mà thôi, và tự tại lắm. Nói là ngôi nhà chứ thực ra chỉ là một cái chòi nhỏ bên bờ sông, thưởng ngoạn không khí trong lành của sông nước và ở ngay đó là một bến đò. Bà cụ luôn luôn gặp mọi người, tươi cười và lúc nào cũng giúp đỡ tất cả mọi người. Có những người trên chuyến đó từ bờ kia qua bờ này có thật nhiều đồ không mang đi hết, cũng gửi ngay cái chòi của bà cụ, bà cụ sẵn sàng giúp đỡ, giữ đồ cho họ cho tới khi họ tới lấy và chuyển đi. Mọi người đều biết rằng ngày nay bà cụ giúp đỡ những người qua đò gửi đồ khi không mang đi được bởi quá nhiều.

Nhưng trở về với quá khứ, thời còn là một phụ nữ sống ở cái chòi này, bà cụ cũng luôn luôn giúp đỡ mọi người. Và bà cụ là người giỏi, làm ăn được, có tiền nhưng chẳng bao giờ giữ. Thường những người trong làng gặp phải những cảnh nghịch, éo le, bà cụ luôn giúp đỡ họ. Giúp đỡ tất cả mọi người và hình như đó là chân lý sống của bà cụ, luôn luôn giúp đỡ mọi người. Cho tới tuổi già này, bà cụ vẫn giúp nhưng nhiều người để ý thấy rằng bà cụ này chỉ sống một mình, không có con cái. Thật là nhiều những người có quyền lực trong xã hội thường tới thăm bà. Và tặng cho bà thật là nhiều đồ nhưng bà không giữ, bà cứ trao đi, cho đi những nơi người ta ngặt nghèo, đau khổ, những người bệnh, những người không ai chăm sóc. Bà cụ chỉ có sức khỏe thôi, luôn luôn biết cho đi chẳng bao giờ biết giữ, chỉ có một tánh đó. Nhưng trải qua nhiều năm, bà cụ lại gặp được thật nhiều quế nhân lui tới, hiến tặng đồ để cho bà thay đổi cái chòi, rồi nhiều người buôn cũng muốn tặng tiền cho bà, để bà xây một cái nhà lớn hơn để trở thành nhà kho. Để bà cụ có thể chứa đồ giúp cho họ khi qua sông không thể di chuyển kịp.

Bà cụ vẫn đón nhận tất cả những đồ gửi, chứa đựng ở đó cho người ta lui tới. Bao nhiêu đồ, dù cái chòi nhỏ bà cụ vẫn chứa được và người ta cũng dần dần lấy đi. Nhưng tiền bạc, của cải trao cho bà cụ, tặng cho bà cụ, bà cụ luôn hiến tặng cho mọi người. Tuy biết là như vậy, thì càng ngày càng nhiều quế nhân tới tặng tiền, tặng vật chất cho bà cụ để tiếp sức cho bà cụ làm sứ mệnh trao đi. Chỉ những người gần gũi thấy được như vậy mà thôi. Có những con người ở xa thấy vậy đâm ra ghen tuông, tới nói với bà, có phải bà đã dùng một thứ gì mê hoặc mọi người hay không? Để rồi bà có nhiều quế nhân, có nhiều người giàu có, có nhiều người có tiền bạc, có nhiều người có danh phận, địa vị trong xã hội vẫn lui tới trao tặng cho bà tiền bạc, tịnh tài.

Những người kia ghen tuông, hạch hỏi bà cụ, nhưng khi hỏi tới cái chòi của bà, thì thấy rằng đúng, mỗi một ngày bà nhận được nhiều lắm, đủ mọi thứ, cả tiền nữa. Nhưng bà cụ vẫn sống trong ngôi chòi hoang sơ, nhẹ nhàng và của cải quế nhân trao tặng cho bà, bà mang hiến tặng cho mọi người. Người ta cứ hạch hỏi bà có phải chăng bà có bùa mê, hoặc có thuốc gây mê để làm cho những người khác mê hoặc cho đồ hay không. Cuối cùng bà cụ vui vẻ nói, thực ra thân mẫu của tôi khi lìa đời đã trao cho tôi chỉ một lời nhắn thật là nhẹ, đó là “con ơi, ở trên đời, sống nay chết mai không ai biết, nên còn sống thì phải biết trao đi nha con. Bởi vì khi con biết trao đi con sẽ gặp được thật nhiều quế nhân tới với con.” Và cả cuộc đời của tôi, bà cụ nói, chỉ biết trao đi mà thôi cho nên những bậc kia, những vị kia được gọi là quế nhân như các bạn nói, vì họ thấy tôi biết trao đi nên họ tới để nhờ tôi trao tới người khác chứ tôi có cái gì đâu. Chỉ có một tấm lòng biết trao đi mà thôi.

Các bạn thân mến, câu chuyện có lẽ nó bình dị, nó bình thường, nghe không có ấn tượng nhưng các bạn suy nghĩ kĩ chút xíu các bạn thấy vui. Đúng, ta là Phật tử tại gia, hiểu thấu lời Phật, và trong dân gian vẫn thường nói ai biết trao đi là nhận lại. Bà cụ đã làm cả cuộc đời theo di chúc của thân mẫu truyền lại, sống một đời biết trao đi. Để có được biết bao nhiêu quế nhân tới độ trì, giúp đỡ. Bà cụ không làm gì vẫn sống đơn giản mộc mạc trong cái chòi nhỏ thuở xưa. Bởi cuộc đời này một thân một mình, cần gì nhà lớn nhà cao, cửa cao nhà rộng, không cần. Tấm chòi kia che thân, trú mưa sống là đủ. Vậy nhưng chẳng phải cuộc sống đơn giản, mà quế nhân không tới. Bao nhiêu quế nhân, tiền bạc, tịnh tài, người qua đò đều ghé ngang đó uống trà, gửi đồ, tặng tiền, tặng bạc. Nhưng nhìn cho kỹ, bà cụ không giữ, bởi cả cuộc đời của bà cụ thực hiện theo di chúc của thân mẫu là sống đời cho đi.

Cái học ở đây là khi chúng ta biết cho đi, quế nhân sẽ tới với cuộc đời của chúng ta. Chúng ta thiếu thốn, chúng ta không có bạn thân, không có tri kỉ, chúng ta không có quế nhân tới trong cuộc đời, không có những người thiện tri thức hướng dẫn cho chúng ta. Chính là bởi vì chúng ta chưa bao giờ theo di chúc của Phật để sống một cuộc đời biết trao đi, biết hiến dâng. Ta không biết trao đi đồng nghĩa là ta có cái tâm ích kỷ, có cái tâm bủn xỉn, có cái tâm keo kiệt. Người ích kỷ thường hay giận dữ, người bủn xỉn thường hay khó chịu. Người keo kiệt thường hay bệnh hoạn. Bởi vì sự ích kỷ, sự bủn xỉn, sự keo kiệt nó dồn nén, nó làm cho ta khó chịu, bực mình rồi sanh bệnh. Và cũng chính vì keo kiệt, bủn xỉn và ích kỷ đó, mọi người sẽ tránh xa thì sao có được quế nhân tới với cuộc đời của ta. Phật dạy thật đúng, thân mẫu của bà cụ dạy cũng chính xác.

Và ông bà cha mẹ của chúng ta và nền giáo dục của chúng ta được hấp thụ đã truyền dạy cho chúng ta điều đó, nhưng ta không thực hành mà thôi. Để rồi cuộc đời của ta biến thành cô độc, bạn bè tránh xa, tri kỷ, người thân không có. Đến nỗi là vợ hoặc chồng, con cái cũng cảm thấy khó chịu, chẳng muốn gần gũi. Bởi ta là người bủn xỉn, ta là người keo kiệt, ta là người ích kỷ. Nhìn kỹ lại Bảo Thành và các bạn, trong chúng ta có tánh keo kiệt, có tánh bủn xỉn, có tánh ích kỷ. Chính vì điều đó mà những người gần gũi chúng ta đã bao nhiêu lần phải đau khổ, phiền não, phải phiền toái và đâm ra khó chịu. Để rồi họ cứ giữ khoảng cách xa lánh ta hoài, chính là bởi vì ta bủn xỉn, ta keo kiệt. Bủn xỉn, keo kiệt và ích kỷ, hãy theo lời Đức Phật dạy, và hãy theo gương bà cụ kia theo di chúc của mẹ là sống biết trao đi.

Ai biết trao đi luôn luôn có đầy đủ quế nhân gần gũi, để giúp đỡ chúng ta thực hiện được ước mơ, nâng đỡ những con người bất hạnh trong cuộc sống. Có gì của ngày sau, ngày cuối cùng ấy, ngày mà từ giã cõi đời, trở về với bụi đất, thân này là bụi tro ta mang theo được gì? Nhà lớn, cửa rộng, xe hơi, tiền tài, danh vọng, địa vị, cái thân không mang được, cuộc sống không giữ được, có gì để giữ? Trao đi là có, có gì? Quế nhân, có những người tốt, có những bậc thiện tri thức luôn lui tới, có những người có tấm lòng rộng, tin tưởng và tới với cuộc đời tiếp bước cho ta trên sứ mệnh trao đi cho những con người còn đang thiếu thốn và đau khổ.

Cũng từ đó, bài học này được áp dụng trong môi trường của gia đình, để có một đời sống hạnh phúc trong gia đình. Tất cả mọi người, mọi thành viên trong gia đình phải biết cách sống trao đi. Biết trao ra tất cả cho cha mẹ, cho vợ chồng, con cái, cho bạn, cho thân hữu. Ta biết sống một đời sống trao đi, hiến tặng, phụng hiến thì nhất định người thân của chúng ta sẽ là những quế nhân kề cận nhất và luôn luôn tận hiến, sống với ta cho phút cuối của cuộc đời.

Trao đi rất quan trọng. Nguyện chúc mọi người sống đúng theo tinh thần này.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Mu A Mu Sa!  

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts