Search

4088. Không Có Gì Tự Dưng Mà Có

Bảo Minh đánh máy

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô, các bạn đồng tu trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn. Mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam Mô tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật!

Nguyện xin Chư Phật phóng quang tiếp dẫn hương linh về cõi an lành. Chúng con cũng đồng nguyện xin Chư Phật gia hộ cho chúng con biết nỗ lực tu học, quán chiếu thấy vạn sự là khổ, là vô ngã. Nguyện cho mỗi người thân tâm thường an lạc, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học, tin sâu nhân quả. Nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.

Mời các bạn ngồi xuống, buông thư cơ thể, giữ lưng cho thẳng, hít vào thở ra, quán chiếu tâm Từ bi – Trí tuệ – Tỉnh giác – Thiện lành. Cùng nghĩ về người thân của các bạn đồng tu chúng ta vừa quá vãng, chỉ hưởng dưỡng được hơn 30 mấy tuổi – hương linh Nguyễn Tấn Dũng.

Chúng ta hãy hít vào đưa sâu xuống bụng phình ra, thở ra từ từ hóp bụng, trì mật ngôn tiếp hiện năng lượng, lan tỏa và hồi hướng.

Mu A Mu SaNamMô TàMô TàMô ĐaRaHoangMa Sa Ốp UêSa Bi Mô U (07 biến)

Các bạn đồng tu thân mến! Vốn dĩ mỗi một người chúng ta luôn luôn tồn tại những cảm xúc lo lắng và sợ hãi. Điều này không có gì đáng ngại, bởi ai cũng có, kiếp người là như vậy. Lo lắng, sợ hãi sẽ luôn luôn hiện diện trong đời sống của chúng ta, nhiều sự lo lắng sợ hãi không thể hiểu được. Bảo Thành có một Sư Cô chỉ nhìn thấy con rắn thôi, dù ở rất xa hay trên hình ảnh, facebook, youtube là cuống cuồng sợ hãi, trong tâm sợ. Con rắn ở xa là hình cũng đã sợ. Nhiều người sợ hãi lo lắng quá mức, đang đêm ngủ có cơn ác mộng giật mình dậy thế là không thể ngủ được nữa, sự lo lắng như vậy luôn luôn có nơi mỗi một người. Ngày con cái thi cử vào trường, hoặc ra trường bậc cha mẹ, phụ huynh cũng lo lắng. Mình cứ điểm sơ qua hàng trăm ngàn sự lo lắng khác biệt tùy theo từng hoàn cảnh mà tới với từng người. Trong nhà Phật lo lắng và sợ hãi được gọi là “thất tình”, có nghĩa nằm thuộc trong bảy cái cảm xúc luôn luôn có của con người. Nó là luôn luôn có và hiện hữu, không nên sợ. Cần nhìn thẳng, thấu được nguyên nhân để chuyển hoá cho mạnh mẽ hơn.

Hôm nay, chúng ta lại nghe được sự chia sẻ của một bạn đồng tu, đồng hành, phản ứng điều gì đối với tình thương của cha mẹ, của ông bà, người thân, họ hàng? Trên đời này, không có một nỗi đau nào đau bằng nỗi đau mất người thân, mà vô thường đó tới với người thân lòng đau đớn, nước mắt không thể ngừng. Lo lắng sợ hãi là nguồn năng lượng bất tịnh, là chìm trong ái dục, cái “ái” ở đây là thương nhớ con cái, không thể thoát. Nên chúng ta sẽ bị luân hồi trong vòng luân lưu của năng lượng bất tịnh tình thương đó. Ta có được cái xác thân này, có được cái thân xác này và mấy ai có thể nghĩ rằng rồi nó sẽ trở về với bụi tro, bụi đất đâu. Cứ vươn mình đứng dậy, cố gắng hết sức để thành tựu những điều mong muốn, vì cái thân mạng này là của ta nó sẽ luôn là của ta, và mãi mãi là của ta, sẽ tồn tại thôi. Và rồi khi ta không còn làm chủ được nữa, cái thân bãi biệt ra đi chẳng nói một lời, chẳng vẫy tay. Đây là chỗ cần quán chiếu! Sắc ngay chỗ này sẽ chuyển thành cảm thọ đau đớn và rồi qua “Tưởng”, qua “Hành” đi vào trong cái nhận thức, bám chìm mãi, “thân của tôi đây, xác của tôi đây, con của tôi đây”. Quán chiếu vô thường giúp ta thông suốt được mọi hiện tượng tới lui, có không, được mất, buồn vui, lo lắng hoặc bình tĩnh, là hai thái cực luôn hiện hữu. Nhiều người tu tập, quán chiếu cái tâm thiện, quán chiếu sự bình tĩnh trong Chánh Định, nhưng rất nhiều người cũng theo chân lý đó để nhìn thẳng vào sự sợ hãi, nhìn thẳng vào tội lỗi trong từng sát na khởi lên trong tư tưởng, lời nói, hành vi. Đúng theo cái định lý của Đức Phật dạy trong thế giới nhị nguyên có không, được mất, nếu có ác tất có thiện, nếu có thiện tất có ác. Mình thích quán chiếu cái điều thiện để rồi khước từ các điều ác, mà trong chúng ta luôn luôn có sự hiện hữu của cái ác. Vì mình sinh ra bởi Tham – Sân – Si.

Các bạn, nếu mình chú tâm phát hiện của cái tâm ác của mình, thì ngay cái chỗ phát hiện ra tâm ác, cái biết của mỗi người, mà sự quán chiếu nhìn sâu vào tâm thiện để hành trì như chúng ta quán chiếu tâm Từ bi – tâm thiện, để mang cái tâm Từ bi đó tưới tẩm vào những cái hạt giống, chủng tử ác có trong ta, ngõ hầu chuyển cái ác thành cái thiện. Nhưng cũng có nhiều vị tu nhìn thẳng vào cái ác để khởi tâm thiện, hoặc nhìn vào tâm thiện để chuyển tâm ác. Hai cách tu này đều vi diệu như nhau. Lo lắng và sợ hãi cho người thân mất đi là điều tự nhiên, không sao! Nhưng lo lắng quá đáng rằng người thân mất đi nếu không chọn ngày chôn, ngày thiêu cho đúng sẽ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta thì đó gọi là Tà kiến, Tà tâm. Vì lợi ích của cá nhân, vì quyền lợi của bản thân, ta nói cho thật rõ chớ đau lòng khi các bạn nghe. Đã quá lợi dụng người thân của mình, đã quá tận dụng người thân của mình khi họ lâm chung. Để tạo ra những điều hoặc gặt được những điều mình mong muốn.

Ở trên đời này không có cái gì tự nó mà có. Một điều xấu hay một điều tốt tới với chúng ta đều là do nhân quả, nhân duyên của mỗi người tác hành. Không có cái gì hiển nhiên mà có, chẳng có cái gì do người ta tạo ra rồi ta bị. Nhân quả do chính ta. Nhìn thấu được cái lo sợ để tránh, đây nói tới sự lo sợ về người thân mất, chôn, hoặc hoả thiêu, rải sông, rải biển hoặc để vào chùa, lỡ có chuyện xảy ra không tốt với chúng ta, ta lại đổ thừa rằng ta làm không đúng. Đúng, nếu ta làm không đúng ta sửa, nhưng đó phải là chính ta, chuyện xảy ra cho ta là do ta làm không đúng, chẳng phải vì người làm không đúng hoặc vì ai. Bởi nghiệp mình tạo mình phải chịu. Các bạn hãy nhớ điều này, không có chuyện gì trên đời tự dưng mà có, tự dưng mà xảy ra. Có hoặc xảy ra theo chiều hướng tốt hay xấu, đều là nhân quả thiện ác, hợp đủ nhân duyên trổ quả, ta phải đón nhận, dù xấu hay tốt. Chỉ có cái nhìn thẳng và nhận biết những điều như thế, chúng ta mới hết lo sợ. Còn không, mình lo sợ vớ vẩn tạo ra khẩu nghiệp, tạo ra ý nghiệp, tạo ra thân nghiệp. Lo sợ mà không nhìn rõ cái nguyên nhân là của chính mình, rồi bám víu vào những chuyện khác để đổ thừa thì đó là sự lạm dụng. Vô thường tới từng giây, vô thường hiện hữu trong từng phút từng giây chỉ có Chánh niệm để sống và quán chiếu mới đủ cái lực để nhìn và có thể lan tỏa được tình thương, sống trong sự tỉnh giác, an vui.

Mỗi một hơi thở vào ra, chậm rãi, từ từ, đưa xuống thật sâu, mọi thể loại năng lượng không tốt tồn tại trong ta. Và gắn kết với những năng lượng mầu nhiệm của Chư Phật, Bồ Tát, lan tỏa tới cho mọi người. Đã nói ở trên đời không có cái gì tự dưng mà tới thì sự lo sợ kia do chính nghiệp quả của chúng ta và chúng sẽ ra đi cũng do chính ta tu luyện mà thôi. Đừng viện cớ, dựa dẫm vào đâu đi đến sự lạm dụng quá đáng ngay cả người thân đã chết để làm cho ta lợi lạc với điều ta mong ước. Điều đó đáng chê trách, lầm lạc vào Tà kiến, tạo nghiệp không hay. Học Phật cần phải thấu, còn không dễ rơi vào cái tình trạng mê tín dị đoan. Mật thiền giúp cho chúng ta sàng lọc những cái tâm chưa được nhìn rõ vẫn còn lẩn quẩn trong ta, mang ánh sáng Trí tuệ chiếu rọi vào đó, nhìn cho rõ, dù là nghịch cảnh hay thuận cảnh, dù là ác hay thiện, xấu hay tốt. Bảo Thành cũng thường xuyên quán chiếu, truy tầm cho được bằng hơi thở chánh niệm, đó là những giây phút rất thú vị, rất hay. Bởi kiêu ngạo rằng ta rất thiện, ta quán thiện, ta hành thiện, ta tích thiện để rồi khi mình quán chiếu nhìn rõ, tầm ra được cái tâm ác của mình, lúc đó mình ngã bổ nhào. Bởi hết kiêu ngạo rồi, hoá ra trong ta vẫn còn cái tâm ác. Các bạn có biết không? Quán chiếu cái tâm ác còn tồn tại trong ta cũng là một phương pháp để ta khiêm tốn, khiêm hạ, chuyển hoá cái cống cao ngã mạn. Và ngay cái chỗ phát hiện được cái tâm ác kia còn trong ta thì năng lượng thiện liền tuôn ra gội rửa hết.

Hôm nay, sự ác nghiệt đã xảy ra với gia đình của bạn đồng tu, một em vừa tròn 30 tuổi đã ra đi. Nhìn thẳng vào cái sự ác nghiệt này, nhất định người thân trong gia đình, chú tâm trong chánh niệm sẽ đón nhận được hồng ân của Tam Bảo soi sáng, để thấu được kiếp người thật mong manh ngắn ngủi. Từ đó, thu gọn lại hành trang trong cuộc đời, trong mọi suy nghĩ, sống tỉnh thức trong mọi hành động, không bỏ bê, không quên lãng cuộc đời của mình và người thân. Để nó lâng lâng như xác chết, bồng bềnh trong những tư tưởng nổi trôi lo âu và sợ hãi. Nhưng trụ vững giữa muôn cảnh vô thường đổi thay, tâm an vẫn nơi đó mà tận hưởng. Mỗi một sự việc xảy ra ở trong đời chẳng phải tự dưng nhưng có nguyên nhân, để nhìn thấu nguyên nhân đó phải Chánh niệm – Từ Bi, phải Chánh niệm – Tỉnh giác, phải Chánh niệm – Trí Tuệ, phải Chánh niệm – Thiện lành.

Có lẽ chúng ta đã quen vịn vào những điều xảy ra ở bên ngoài, mà khi đương đầu với nghịch cảnh, đổ thừa cho nhẹ lòng. Đó là phương pháp tâm lý trị liệu. Các bạn có nhớ hồi còn rất nhỏ không? Ta mới đứng dậy tập đi, té cái đau quá, mẹ thường vỗ vào cái ghế hoặc vỗ vào cái chỗ nào đó nói “tại mày làm con tao té”, không sao đứng dậy đi. Nghe vậy mà ta sướng, nhỏ nhỏ thôi có biết gì đâu mà cha mẹ đã dùng những phương pháp dẫn tâm ta chú ý đến chuyện khác. Đây là tâm lý đó, các mẹ rất tâm lý. Chắc chắn các bạn đã từng được mẹ của mình, dùng những chiêu thức như vậy. Thật là lỗi thời, nếu ta dùng cái chiêu thức đổ thừa cho người khác, khi những sự việc không hay xảy ra cho ta, khi đã lớn rồi, mang đau khổ cho người, hại cho người ta. Hoặc nếu xảy ra đối với ta thì cũng từ ba nghiệp Thân-Ngữ-Ý mà ra, phải nhìn thấu, nhìn rõ. Các bạn, tu chỉ có vậy, nhìn thẳng vào mình, đừng dựa dẫm vào mọi hoàn cảnh, ta và người chẳng khác nhau bởi vốn sinh ra đã sợ hãi và lo âu. Thông cảm, đồng hành, đồng sự, tìm mọi cơ hội, để dìu dắt những người đang còn lầm lạc trong sự đau khổ đó. Ta có phước vô cùng!

Các bạn, không có gì tự dưng mà xảy ra, đều do nghiệp của ta. Do đó, hôm nay, nhấn mạnh điều này với một nhân duyên đặc biệt để các bạn hãy nhớ quán chiếu, nhìn thấu được tâm thiện, hoặc quán chiếu nhận ra được tâm ác của ta, thì mỗi người đều có một cái định lực thật lớn. Để vững trãi trên mọi nghịch cảnh khi xảy ra. Vững trãi trên mọi nghịch cảnh khi xảy ra! Các bạn ơi, thực tập đi đừng chờ đến giây phút khi xảy ra rồi mới đương đầu, tâm sẽ hoang mang và tâm ma sẽ hiện ra đày đọa ta vào trong mê tín tạo nghiệp khó ngừng. Người tu là nhìn thấu mình, nhìn vào mình, đừng dựa dẫm vào cái tâm lý ngày xưa mẹ đổ thừa cho những thứ khác, ta lớn lên để rồi ngày nay cũng dựa dẫm vào đó đổ thừa cho những người khác tạo ra điều nghịch cảnh, xui xẻo, không tốt cho ta. Nhỏ, còn thơ ứng dụng được tâm lý đó, nhưng lớn rồi đắm chìm trong tâm lý là người vô trách nhiệm với bản thân. Đức Phật dạy cho mỗi người phải tự đứng dậy, có trách nhiệm cho mọi suy nghĩ, hành vi và lời nói ác hoặc thiện của chính ta. Nhìn rõ được cái hậu quả đó, cái nhân quả đó, ta sẽ có trách nhiệm. Một trong các phương pháp để nhìn rõ là Chánh niệm hơi thở, Tỉnh giác, Từ Bi, Trí tuệ và Thiện lành. Hít vào chậm rãi, nhìn vào mọi cảm xúc của mình. Nếu ta nhìn không rõ nữa thì dùng đèn Trí tuệ, đèn NamMô – TàMô – TàMô – ĐaRaHoang, nhìn cho rõ. Còn lo âu sợ hãi thì dùng sự Tỉnh giác Ma Sa Ốp Uê. Quán chiếu vô thường, không có chuyện gì ở trên đời là mãi mãi. Mọi chuyện xảy ra cho ta, thuận nghịch tốt xấu đều do nhân quả. Khi hội đủ cái duyên, hãy mang tâm thái đó trên con đường tu, khi còn có thể.

Các bạn, mời các bạn quay trở về với hơi thở Chánh niệm, Từ Bi, Trí Tuệ, Thiện lành, nhìn rõ để thấu, để an yên giữa đời.

Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng, hồi hướng cho hương linh.

Mu A Mu SaNamMô TàMô TàMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp UêSa Bi Mô U (07 biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn