Search

Phật Ơi Con Đã Bỏ Chùa

Các bạn thân mến.

Đức Phật dạy bất cứ sự gặp gỡ nào cũng đều do nhân duyên. Có duyên rồi chúng ta gặp gỡ trong niềm hoan hỷ, dù một câu nói, dù một lời chào, dù một ánh mắt hay nụ cười đều có sự tương tác gây cho chúng ta niềm vui. Còn đã không có duyên miễn cưỡng, dù có đóng một vai trò nào đi nữa, tiếp cận theo những phương thức tạo vui, cũng chẳng khởi lên niềm vui đâu. Bởi vậy, Phật đã dạy có duyên thì chuyện gì cũng sẽ tốt đẹp. Còn đã vô duyên rồi, chúng ta nghe nói nhìn đều không có vui. Bảo Thành ở trên kinh YouTube, là phát nguyện tìm những bạn hữu duyên, những người có nhân duyên với mình. Nếu các bạn có nhân duyên với Bảo Thành, nghe Bảo Thành chia sẻ, Bảo Thành rất hạnh phúc. Và dĩ nhiên các bạn cũng hạnh phúc. Còn nếu như các bạn không có nhân duyên, coi như chúng ta lại gặp một người chưa có duyên, mỉm cười rồi tiếp tục đi. 

Các bạn, có một câu chuyện cũng tương đồng như có duyên và vô duyên. Có một anh chàng kia. Anh ta sống ở một thành phố lớn, trong thời hiện đại của chúng ta đây, không phải thời cổ đâu, câu chuyện thực tế. Nơi đó thật là nhiều chùa. Các bạn biết rồi, các thành phố lớn, dân cư đông đúc. Nhu cầu về đời sống cao.  Tuy nhiên nhu cầu về tâm linh cũng rất cao, bởi dân chúng tập trung nhiều. Anh ta sống ở thành phố lớn đó, chùa thật là nhiều. Ngôi chùa nào cũng lớn, bởi thành phố đông, dân chúng cúng dường, thành tựu. Chùa là tướng Pháp che chở cho người ta tới tu tập. Chùa lớn, Phật tử đông, tăng thân cũng nhiều, tôn chí Chư Phật, nơi tôn thờ đều đẹp. Thế nhưng khi anh ta tới, anh ta thấy sự xô bồ. Chùa không thanh tịnh, tăng chúng thì cứ suốt ngày cầu kinh, tế tụng cầu siêu. Lòng anh ta nghĩ rằng khi tới chùa, cảnh giới phải tự tại, phải thiên nhiên, phải làm sao tĩnh lặng, trong vòng đời quay cuồng như vậy. Thành phố mà. Anh ta đến chùa là nương vào sự thanh tịnh. Nhưng khi anh ta tới chùa, thì chùa chẳng khác gì ở ngoài đời. Các thầy thì cũng phải lăng xăng tiếp các Phật tử. Bởi vì hằng ngày biết bao nhiêu con người đau khổ và phiền muộn tới hỏi này hỏi kia. Phần về đời sống tinh thần, phần về đời sống tâm linh, phần về cõi sinh tử, chết, tang chế, đủ thứ.  Nên ngôi chùa bận rộn quá. Từ đó mất cảm tình, anh ta bỏ ngôi chùa đó, không tới chùa đó nữa.

Rồi anh ta lại tiếp tục đi qua những ngôi chùa khác. Ngôi chùa nào anh ta tới, ở trong thành phố lớn anh ở, cũng thấy sự bừa bộn của sinh hoạt đời thường, làm cho anh ta không vui. Cuộc sống nơi thành phố, bận rộn xô bồ, ngược xuôi tranh giành, chấp trượt. Vào cửa chùa là nơi thiền môn thanh tịnh, nương bóng áo lam, để từ đó được nhẹ nhàng thân tâm.  Thế nhưng thành phố ồn ào, chùa cũng ổn ào, làm cho một góc riêng tư nơi thiền tự chẳng còn sự thanh tịnh. Anh buồn vô cùng, rồi từ đó tất cả các ngôi chùa, tất cả các ngôi chùa ở thành phố, mấy trăm ngôi chùa ở thành phố, anh ta không bao giờ tới nữa. Và trong lòng của anh ta, tình cảm (của con người thôi) đối với các ngôi chùa mặc lên một màu đen. Với sự mặc cảm đen tối như vậy, anh ta, từ đó, ngao ngán tới chùa. Và các ngôi chùa hình như không còn hình dung, phong thái của thiền môn, mà như là một cái chợ ở ngoài đời ngược xuôi quay cuồng. Anh ta từ bỏ chùa. Và chẳng bao giờ tới chùa nữa, chẳng bao giờ tới chùa nữa.

Cho tới mấy năm sau, khi mà anh ta chẳng tới chùa đã lâu năm rồi.  Chỉ ở nhà lẩn quẩn mà thôi. Nhưng với cuộc sống ở thành phồ, tranh giành về địa vị trong văn phòng, tranh giành về đồng tiền, chạy đua trong cách sống của thành phố, tranh giành giữa cái xe, cái nhà, cái áo, cơm. Tình cảm thì thay đổi quá nhanh. Lòng người thì chẳng biết dừng. Anh ta rất buồn. Nhưng bị tất cả những mặc cảm về ngôi chùa ám ảnh, anh ta vẫn ở nhà, và trở thành một phần tự kỷ trong cuộc đời, chẳng muốn tới đâu nữa. Cho tới một hôm, có một người bạn từ thuở nhỏ ở miền quê lên phố chơi, thấy buồn như vậy rủ anh ta về quê. Anh ta nghĩ: thôi, nhân mùa hè đi về quê để giải trí. Anh ta đi về miền quê. Và trên con đường về quê, anh ta thấy có một tượng Phật nằm ở trong một ruộng lúa, lúa bao phủ xung quanh. Anh ta gợi lên trong đầu những hình ảnh về chùa chiền, thấy hơi ngao ngán.

Nhưng đây là miền quê, anh ta nhìn lên trời không thấy mái chùa. Xa xa thì thấy dáng vóc một tượng Phật nhỏ. Anh ta đi đến gần cũng chưa thấy sự hùng vĩ cao lớn của một ngôi chùa. Cho nên anh ta tiếp tục đi nữa, và cứ như thế anh ta đi, đi sâu hơn, đi sâu hơn, gần hơn, gần hơn. Anh ta thấy một cái chòi thật nhỏ, ở ngay góc cây. Ở đằng trước cái chòi đó, để mấy chữ thật nhỏ “thiền môn thanh tịnh”. Anh ta ngỡ ngàng nói: trời, không lẽ đây là thiền môn. Thiền môn sao chỉ có một cái túp lều tranh nhỏ, một tượng Phật đứng ở đằng trước, không thấy Phật tử tập nập vào ra.  Chỉ thấy một nền đất, đất sét, chung quanh toàn ruộng lúa. Ở giữa nền đất, một túp lều nhỏ, có một tượng nhỏ, dưới ngay gốc cây đề là thiền môn thanh tịnh. Anh ta chột dạ. Đây là chùa sao ta. Nhưng khi anh ta đọc kỹ: thiền môn thanh tịnh, thì anh ta thấy thật sự là thanh tịnh bởi không có sự ôn ào. Giữa đồng lúa mênh mông bát ngát, một túp lều nhỏ có hai chữ thật đơn giản: thiền môn. Nhưng chữ thiền môn này không phải ồn ào như ở thành phố mà là thanh tịnh. Anh ta bước vào. Bước vào lạy Phật và bắt đầu nhìn quanh, anh ta thấy một người ngồi ở đó, dáng vóc của một nhà sư, nhưng thực ra chỉ mặc một cái khố, lưng trần, đầu tròn. Lưng trần và cái khố đang ngồi nhìn đồng lúa, tay đang cầm tách trà uống. Thấy anh ta vô, người đó vẫn ngồi yên. Thấy anh ta tới gần, người đó vẫn im lặng, vẫn mỉm cười với đồng lúa và uống trà. Khi anh ta tới trước mặt, ngay trước mặt, người đó cũng nhìn anh ta, nhưng rồi lại tiếp tục cười, nhìn lúa và uống trà. Anh ta thấy ngạc nhiên. Không lẽ người này bị mù hay sao. Mình tới đây, mình lễ Phật, mình chào, mà người đó cũng không có một cái gì tương tác với mình. Rồi mình tới trước mặt mình chào, người đó cũng nhìn cười, rồi lại nhìn lúa, lại uống trà. Anh ta thấy hơi tò mò. Ở giữa đồng vắng như vậy, có một người này thôi tạm gọi là nhà sư. Nhà sư lưng trần đeo khố. Anh ta đặt cái tên như vậy. Nhà sư lưng trần đeo khố, chứ không mặc khố nữa. Anh ta đặt tên như vậy, bởi vì anh ta bất mãn với chùa rồi. Đến một ngôi chùa mà có sư sãi mặc áo màu sắc, rồi chùa cao, Phật lớn, trống chuông kinh kệ rần rần, anh ta chán, bỏ rồi. Nhưng nơi đây có nhà sư như vậy. Cuối cùng anh ta quyết định phải hỏi lão sư. Anh ta hỏi một lúc thì lão sư mỉm cười nói rằng:

  • Người tới người đi, còn ta ở ta vui.
  • Người đi người ở tùy duyên tới – Tới thì vui lấy đạo lành là đây

Anh ta ngẫm nghĩ một hồi, anh ta mỉm cười và anh ta cảm ơn bậc sư phụ lưng trần đeo khố. Trở về thành phố anh ta viết một lá thư tâm sự với Phật.

  • Phật ơi con xin lỗi, bởi vì đã lâu rồi con không tới chùa.

Các bạn thân mến trong lá thư đó, câu chuyện này các bạn hiểu mà. Vị lão sư kia, lưng trần đeo khố đã khai thị cho anh ta biết. Khi chúng ta tới chùa, đừng trông đợi các thầy, sinh hoạt ở chùa đáp ứng nhu cầu của chúng ta.  Bởi vì khách ở trong hồng trần nhân duyên tới rồi đi. Nhưng ta ở ta vui, ta vui cảnh tới cảnh đi, chứ ta không lăng xăng với cạnh tới đi để ta buồn. Anh ta viết một lá thư tâm sự với Phật thật dài và xin lỗi Phật vì lâu nay không tới chùa. Các bạn thân mến khi chúng ta tới chùa, không phải là tìm một nhu cầu ta mong muốn. Mà tới chùa để thấy được giáo lý của Đức Phật bất biến trong dòng đời ngược xuôi. Dù là lăng xăng lộn xộn ở thành phố, nhu cầu xã hội, tinh thần và tâm linh để phù hợp nhân duyên độ chúng ở đời.  Hoặc tich tĩnh ở giứa đồng lúa mênh mông, một túp lều nhỏ, một tượng Phật nhỏ, một lão sư lưng trần đeo khố, chẳng có gì khác biệt. Đối với cảnh, khác, hoàn toàn khác.  Đồng lúa, cái chùa nhỏ, gọi là thiền môn, chỉ có lều tranh vách đất.  Nhưng lão sư lưng trần đeo khố, giữa phong thái thong dong tự tại, mỉm cười, nhìn đồng, nhìn lúa, người tới, người đi, khách tới, khách đi, khách trần vãng lai chẳng gì nuối tiếc, vẫn mỉm cười an vui.  Chính điều đó làm cho anh chàng kia khai ngộ. Và giữa cuộc hồng trần ngược xuôi, xuôi ngược bận rộn thành phố, các bậc tôn túc cũng an nhiên tự tại. Nhìn về tướng, có lẽ các ngài cũng rất bận rộn ngược xuôi, nhưng về cái tâm, cái ngài tich tĩnh trong dòng đời ngược xuôi, với tâm bất biến, an nhiên tự tại. 

Khi các bạn tới chùa, nhớ rằng chúng ta tìm về nguồn chân tâm.  Chớ vội vàng thấy sự tấp nập rộn ràng về thể tướng bên ngoài, mà rồi chúng ta không bao giờ tới chùa nữa.  Tới chùa, là để gặp và tiếp cận với cái tâm trong chân lý của Phật.  Nơi thân giáo của các bậc tôn túc ở đó.  Nhớ, ta phải có một con mắt tinh tế nhìn để thấy được.  Nếu ta vội vàng nhìn cảnh bên ngoài đập vào mắt, ta sẽ dễ gây ra mặc cảm.  Và từ đó chúng ta có một sự nhận thức sai.  Những ngôi chùa như vậy, tìm đâu ra sự thanh tịnh.  Thanh tịnh là ở trong tâm.  Tâm người không mắc, không phân, không lìa, không dính mắc, không phân chia, cũng không lìa.  Tâm đó mới là tâm an. Tâm người tự khắc, nương theo Phật thầy.  Phật thầy là bậc giác ngộ các bạn ạ.  Cho nên hãy nhớ.  Anh bạn này đã viết một là thư, tâm sự với Phật, và xin lỗi Phật anh ta đã không đến chùa thật lâu.  Nhưng khi tâm thư đó được gởi lên Phật, anh ta hoan hỷ trở lại cả hàng trăm ngôi chùa trong thành phố, với sự sinh hoạt bận rộn hàng ngày của tế tụng, của kinh điển, của tiếp khách, của những lễ hội.  Anh ta cũng an nhiên.  Bởi vì anh ta nhìn thấy sự tịch tĩnh, phong thái an yên của những bậc tôn túc, trong sự quay cuồng của dòng đời, biến hòa vô lượng, ứng hóa hằng hà sa pháp phương tiện để độ cho những người đang đau khổ sống ở thành phố

Cám ơn các bạn đã lắng nghe.  Chúc các bạn an vui và luôn sống hạnh phúc.  Nhìn dòng đời quay cuồng nhưng tâm Phật bất biến

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật    

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts