Search

Nhận biết tánh tham nhưng không kiểm soát được

Thưa Thầy khi con biết tánh tham trong con đang trỗi dậy nhưng con khó kiểm soát được thì con nên làm như thế nào ạ? Mô Phật!

Trả lời: Mô Phật! Bất cứ một chuyện gì ở trên đời cũng thật xa lạ, cái giây phút đầu tiên ngỡ ngàng gặp được người yêu, gặp người thân, gặp những cảm xúc, nhất là khi nhận ra mình có tâm tham, ngỡ ngàng, mình không làm chủ được. Cho nên trong đạo Phật, Phật dạy cho chúng ta phải thực tập, phải học làm quen với những cảm xúc tham sân si bởi những tánh tham sân si dâng trào qua đời sống con người sẽ làm mất thăng bằng của cuộc đời, tạo nghiệp, tổn phước. Chúng ta phải làm quen bằng cách thiền để chánh niệm. Có nghĩa khi bạn cảm nhận được lòng bạn tham, bước đầu tiên là đừng tiêu diệt, đoạn diệt cái tham đó, bởi ta suốt đời sẽ không tiêu diệt được chúng. Ta sinh ra với cái gen di truyền của ác nghiệp nhiều đời do cái tâm tham vẫn còn, không diệt được, nhưng ta có thể làm bạn và chuyển hoá chúng, đón nhận chúng, tiếp cận chúng. Chánh niệm hơi thở, giữ được sự chánh niệm hít vào thở ra nhịp nhàng, nhận ra được tâm tham đang khởi dậy, ta mang tâm từ bi để đối xử với tâm tham. Ta mang trí tuệ để quán chiếu, ta sẽ tỉnh ngay, và tâm tham ta sẽ lùi một bước, ta sẽ nhường một bước, từ từ ta sẽ làm chủ được tâm tham, vẫn còn nhưng làm chủ!

Từ bi là gì? Là khi tâm tham tới, ta hít thở nhẹ nhàng quán chiếu tâm từ. Nhớ rằng cuộc đời này sống bằng tình yêu thương, đối xử bình đẳng. Phật dạy chớ lấy của người, tâm tham thường thường là vơ vét, lấy thêm từ bên ngoài, lấy tiền, lấy bạc, lấy tình, lấy danh vọng địa vị, lấy của cải, đủ thứ. Tham là vơ vào! Mọi con người đều bình đẳng, tâm từ bi thì ta cho đi, chớ tham. Nhắc nhở điều đó, thấy rằng ta vẫn còn bản lĩnh, vẫn còn tố chất hiến tặng nên cái điều tham đó ta có cơ hội nhìn rõ chúng, dùng cái trí tuệ để nhìn thấy, quán chiếu vạn pháp vô thường. Tham này nó tới rồi nó cũng đi, chẳng tồn tại và tham này không phải là của ta, không là ta, không thuộc ta, nó tới như áng mây đen rồi nó đi như là câu “sau cơn mưa trời lại sáng”. Sau cái tham, nhìn cho kỹ, nó sanh, nó diệt, nó tới, nó đi, ta lại tỉnh, ta lại vui, ta lại hết tham!

Không phải đan nhiên Đức Phật dạy cho chúng ta chánh niệm hơi thở. Các bạn nhiều khi coi thường, chúng ta cứ nghĩ “trời ơi sinh ra không biết thở sao, ai mà không biết thở, không thở chết rồi còn cái gì mà chánh niệm, còn hít vào thở ra, ai không hít vào, ai không thở ra”. Chuyện đó đúng, nhưng đưa cái tâm nhiếp vào trong hơi thở vào ra để tác ý tâm từ bi, tác ý thể nhập vào trí tuệ để ta luôn luôn tỉnh giác, nhìn rõ mọi cảm xúc của mình và nhận biết mọi cảm xúc, mọi cái tâm dù là tham sân si cũng nằm trong cái quy luật vô thường tới lui, đừng thò tay tác động phối hợp để tăng trưởng cho mình mà nhìn chúng bằng tâm từ bi, bằng trí tuệ và sự tỉnh giác để những cái tâm tham, sân, si đó dần dần lùi bước và ra đi nhẹ nhàng. Khi quen cách tập đó rồi, tham vừa khởi lên, ta nhìn thì chúng nhỏ dần, nhỏ dần và mất đi.

Lúc đầu hơi khó, tâm tham lên, ta nhìn nó rồi, ta điểm mạch nó, ta nói “thôi, phải từ bi, bình đẳng, không phải của ta, không này kia đó”, nhưng mà nó thốc “ui cha cái này ngon lắm, cái này tốt lắm, cái này được đó, nhiều tiền được, nhiều nhà nhiều cửa được, đủ thứ…”. Ta sẽ phải chiến đấu với chúng bằng sự chánh niệm, nhìn rõ và nhận ra và bằng sự công phu tu tập chánh niệm quán chiếu với tâm từ, với trí tuệ, với tâm bi và tỉnh giác, nhất định ta sẽ thuần phục được tâm tham của chúng ta. Bạn cần công phu, Bảo Thành hồi hướng cho bạn và đồng công phu với bạn để chúng ta cùng thăng tiến trên vấn đề chuyển hóa tâm tham của mình. Mô Phật!

Tham vấn Phật Pháp 21, https://youtu.be/s4GRTxj0vU8

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts