Search

Bài 2044: Đừng Tự Cột Chặt | Thất Bảo#2 – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang

Bảo Lượng bút ký

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô cùng tất cả các bạn đồng tu ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chua Xa Loi.

Đã tới giờ chúng ta đồng tu, các bạn chúng ta cùng quy ngưỡng về với Phật – Pháp – Tăng, giữ thân tâm thanh tịnh để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRa Hoang.

(9:36) Chúng con nguyện xin mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống với muôn loài chúng con và gia trì cho chúng con có đủ Trí Tuệ quán chiếu thật rõ các Pháp là Vô Thường sanh – diệt, là Khổ, là Vô Ngã, Niết Bàn.

Xin hãy đặt bàn tay phải tượng trưng cho Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho Từ Bi. Chúng ta hãy ngồi một cách buông thư, nhẹ nhàng trong tư thế mà cơ thể của chúng ta cảm thấy hòa hợp, thả lỏng toàn thân, quay trở về bên trong, nhìn vào hơi thở ra vào thật nhẹ, không có gì để cho chúng ta phải lo lắng mãi, hãy hòa nhập vào với hơi thở, theo hơi thở trở về với Chân tâm, từ chỗ Chân tâm bất sanh bất diệt, bất cấu tịnh, bất tăng giảm đó, chúng ta cung nghinh Đức Bổn Sư, mười phương Chư Phật, Chư Bồ Tát, Thánh Hiền hiển ngự nơi Phật Tánh của chúng ta. Với lòng khiêm tốn, với tâm chân thật và với sự thành kính, chúng ta hãy trải lòng ra, đón nhận năng lượng yêu thương của Phật ban rải xuống cho chúng ta, nguồn tha lực yêu thương này hãy đón nhận để hòa nhập vào với tự lực cầu Đạo Giác Ngộ nơi tâm bất thối, tin tưởng vững chãi vào với ba ngôi Tam Bảo và kiên định giữ Năm Giới, hiểu thấu Nhân Quả, luôn hành các Pháp Thiện. Chúng ta hãy bắt đầu!

“Chúng con thành kính nguyện xin mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống với mỗi loài chúng con và xin Chư Phật gia trì cho chúng con có đầy đủ Trí Tuệ quán chiếu để thấy thật rõ các Pháp là Vô Thường, là Khổ, là Vô Ngã, Niết Bàn.”

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở rất từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm và chúng ta trì mật ngôn số 01, số 02 một cách nhịp nhàng, thư thái:

Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến)

Các bạn thân mến! Có điều gì mà hình như mỗi người chúng ta cứ nuối tiếc mãi, cứ giữ mãi trong tay, cứ cột chặt trong trái tim và cứ ôm ấp mãi trong tư tưởng của mình để rồi chúng ta vô tình đã lọt vào sự kiềm chế của những hệ tư tưởng mà ai đó vu vơ viết xuống hoặc nói ra, tán tụng. Chủ đề: “Đừng Tự Cột Chặt”. Có những điều chúng ta tưởng rằng ta không tác động vào suy nghĩ, lời nói, hành động và tư tưởng, tuy nhiên nó êm đềm nhẹ nhàng, nó đi vào trong tâm can, trong tâm trí để rồi sợi dây bằng tơ tuy thật mỏng nhưng nó giăng mãi, nó cột mãi, chằng chịt, nó tạo thành một cái kén, cái kén nhốt con nhộng ở trong tăm tối của sự tự cột mình vào những điều ưa thích hay hài lòng, để rồi con sâu không đủ sức cắn ra nên chết mòn chết dần trong ngục tù Tâm thức bị cột chặt.

Bảo Thành còn nhớ thuở rất nhỏ rất thơ, có những phong trào mà người thuộc thế hệ của Bảo Thành hoặc lớn hơn bị nhồi sọ bằng một hệ thống tư tưởng hấp dẫn vô cùng, nhưng chẳng ai hay rằng sự hệ lụy của luồng tư tưởng đó đột nhập như những loại tư tưởng ngoại bang, chẳng phải từ Chân tâm, xâm chiếm rồi làm chủ luôn sự suy nghĩ, hành động, cách đối xử và sống của chúng ta. Đó là chuyện về mấy mươi năm trước khi mà thế hệ còn đắm chìm trong những câu chuyện dài tập của Kim Dung, có nghĩa là kiếm hiệp. Ai ai cũng đọc kiếm hiệp, từ đầu đường xó chợ, trong góc nhà, thậm chí mà có những người đi làm cũng ôm theo cuốn truyện kiếm hiệp, vùi đầu đọc, đắm mình, say mê trong những nhân vật huyền thoại có nội công thâm hậu, bay ở trên trời phất tay một cái có thể di sơn dời hải, bao nhiêu kẻ thù vây đánh chỉ nhảy một cái lên trên trời chưởng một cái là mọi người té xuống, lăn xa hoặc thậm chí có thể toi mạng. Thích, đọc truyện mà thích quá! Rồi đến thời những câu chuyện đó, thời 80, 90 cho đến tận năm 2000 được đóng thành những cuốn phim kiếm hiệp. Ui cha, nó hấp dẫn! Người ta cày ngày cày đêm, coi mà nó mê, mê mà đến mệt cả thân cả xác, mờ cả con mắt, đói cả bụng, gầy cả người, hết cả sức mà vẫn vùi đầu cày từ tập này qua tập khác. Sau những lúc làm dài hạn đã mệt là vùi đầu cày vào trong phim kiếm hiệp, ngay cả cuối tuần chẳng cần đi chơi, nấu đồ ăn sẵn, ngồi ngay trên ghế, thậm chí nằm ra mà coi. Ghiền, ghiền đến mức mà nói ra là chưởng, chưởng chưởng liên tục.

Cái nguy hại ở trong kiếm hiệp rằng nó tạo cho chúng ta cột chặt vào một hệ tư tưởng là phải trả thù. Trả thù 10 năm không muộn cho nên ông sư phụ mà thua đối thủ kia thì chẳng ngán đâu, về nhà tu tiếp, lần sau hẹn đánh, đánh thua, về nhà hẹn 10 năm sau đánh nữa. Mười năm chưa có muộn! Đánh riết thua hoài bởi khả năng của mình chỉ có thế nhưng cuối cùng mối thù truyền kiếp vì sĩ diện phải thua một người truyền lại trong dòng máu của đệ tử, để rồi những người đệ tử thế hệ sau trong trắng, ngây thơ, nhẹ nhàng trong hoàn cảnh sống tuyệt đối tin tưởng vào sư phụ của mình đã được truyền nhiễm vào tư tưởng trả thù. Đời sư phụ mấy mươi lần 10 năm đánh hoài không thắng, đời đệ tử cũng như thế, cũng rất may đệ tử vô tình có bí kíp thượng thừa thắng được đối tượng kia khi đã già nua cằn cỗi, thì rồi đối tượng kia lại có đệ tử, lại trả thù, vòng vòng, quanh quanh, luẩn quẩn hết từ tập này qua tập kia vẫn kiếm hiệp hấp dẫn vô cùng. Không những thù hằn trả thù 10 năm không muộn bằng sự so tài, đọ sức mà trong những cuộc tình người ta cũng thù hận triền miên, và những cách ăn, cách nói, cách ứng xử, hình như kiếm hiệp nó thành một ý thức hệ ngầm nhẹ nhàng đi vào, thay đổi toàn diện cơ bản, đời sống bình dị Á Đông chúng ta nói chung. Đó là thời kiếm hiệp ảnh hưởng nhiều bởi hệ thức tư tưởng đó, còn thời nay thì thế hệ trẻ bị những hệ phái tư tưởng toàn cầu thâm nhập qua các trang mạng, và nó đi vào quá nhanh, nhanh đến mức mà cha mẹ và người lớn trong gia đình không ngờ con cái của chúng ta lại có cách suy nghĩ, hành xử như vậy. Cứ tưởng rằng “đi một đàng học một sàng khôn” nhưng cái nhìn ở bên ngoài nếu như không có sự độc lập, lập trường làm chủ trên căn bản kiến thức thiện của nhà Phật hoặc của ông bà, cha mẹ dạy dỗ thì những cái tưởng như vô hại ở bên ngoài đó, nó thấm vào như nước, từ từ, từ từ vào những kẽ hở của tâm chưa có Chánh Kiến, rong rêu mọc lên và cứ như thế theo những con đường rong rêu phủ đầy đó, những thể loại tư tưởng thật lạ, thật độc, thật cay đắng, thật sân hận đi vào. Nó âm thầm như con bạch tuộc của những hệ thống tư tưởng mà người khác dùng những chiêu trò tâm lý, có những vòi siết chặt trái tim, luồn vào các kẽ hở của các giác quan, vận hành cảm xúc và tư tưởng để rồi ta không khác gì con thiêu thân thấy chết mà chẳng sợ, vẫn lao đầu dù chỉ có một điểm sáng mong manh lóe lên trong huyễn giả, mộng tưởng của cuộc đời.

Mỗi một thời và mỗi một kiếp người chúng ta nói chung, thường bị cài đặt bởi tư tưởng hạn hẹp của các Bậc Phàm phu tự xưng là giác ngộ, xâm nhập vào và cột chặt chúng ta, thế mới nói tới khi Đức Phật nhìn thấy và đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta cứ luân hồi trong Sanh – Lão – Bệnh – Tử?” Ngài đi tìm và hiểu đây là một điều mà con người chúng sanh nói chung, cột chặt mình trong sợi dây của vòng tròn Luân Hồi mà chẳng thể gỡ được. Điều gì ta tự cột hoặc người cột cũng có thể nhờ người gỡ hoặc ta tự gỡ nếu nó bằng dây, nhưng những thuật tư tưởng, những suy nghĩ vận hành của Tâm thức, nếu đã đón nhận mà không có Trí Tuệ thì nó biến thành những sợi dây chằng chịt mà người khác không thể gỡ được cho ta, và nếu ta không có Trí Tuệ thì coi như bó tay. Mỗi một người chúng ta tự cột vào những chủ kiến của mình, chẳng bao giờ dung thông với bạn. Nói ra một câu là khư khư khẳng định rằng ta đúng, vợ cũng sai, chồng cũng sai, cha mẹ cũng sai luôn, chỉ có ta là đúng. Vậy nên trên những bàn tiệc hoặc ngồi uống trà với nhau thường hay nghe được những tiếng bom nổ, rần rần ở trên không trung, rồi thì tay chân múa máy, đập bàn phùng mang, để cho mối giao hảo tưởng chừng như giao thoa trong sự thông cảm thì lại chiến tranh trong những tư tưởng khác biệt, nào có vui. Từ từ chúng ta đi tới những sự tự cột chặt bản thân của chính mình để hiểu mình, không nói về ai, như trong Kinh nói đến một nhân vật mà sự căm phẫn, tức giận, sự sai lệch của cách tư duy, suy nghĩ trong hận thù đã biến thành sợi dây cột chặt tâm tưởng để người này trở thành hung ác, tội đồ và trở thành tội đồ của bao nhiêu con người nơi quê hương ông ta sống. Đi tới đâu ai cũng sợ bởi lưỡi đao của kẻ này có thể chém đứt cổ người ta, có thể làm cho hùm beo phải run sợ và bởi tiếng nói của ông ta thét lên thì người người đều phải ngã gục. Ông ta suy nghĩ rằng ai ai cũng ghét bỏ ông ta nên ông ta phải căm thù, phải trả thù, ông ta suy nghĩ rằng ai ai cũng coi thường ông ta nên ông ta phải thể hiện sức mạnh đó bằng cơ bắp, bằng cách sát phạt và giết hại. Ông ta bị mọi người xâm hại bởi ánh mắt nhìn khinh thường, bởi lời nói khinh bỉ, bởi hành động chà đạp lên ông ta. Nung nấu sự trả thù, sân hận đó, ông ta đã cột chặt trong tâm trí, hành động của mình và được thể hiện qua thanh đao mà ông ta cầm theo, để khi vung ra một cái là sẽ có người đổ máu, đầu lìa thân, tay lìa xác. Điều đó có! Ông ta chính là ông Vô Não, một nhân vật tội đồ, hung ác, nguy hiểm nhất thời Đức Phật mà Đức Phật nhận diện ra ông ta bằng tình thương và diện kiến ông ta trong khu rừng để hóa độ. Đức Phật đã tới với ông Vô Não bằng tình thương và nói thật nhẹ: “Ta đã dừng, sao ngươi chưa dừng?”, chỉ một câu như vậy với năng lượng Mu A Mu Sa, năng lượng đại Từ đại Bi của Bậc Đại Giác có Trí Tuệ đã thắp sáng tâm trí của ông Vô Não, để cho cõi đen tối mà lửa sân thiêu đốt, hừng hực như Địa Ngục kia, ánh Giác Ngộ đã chiếu vào, lòng Từ đã ôm ấp và che chở, toàn thân ông Vô Não run sợ lẩy bẩy, từ xưa đến giờ chưa một lần có người sợ ông ta nhưng hôm nay trước mặt ông ta chẳng phải là hùm beo, thú dữ, chẳng phải là quan quyền, võ công cao siêu mà là một con người bình thường nhẹ nhàng nhưng có vóc dáng siêu Phàm nhập Thánh. Nụ cười của Ngài êm ái, nhẹ nhàng, ánh mắt của Ngài bao dung vô tận, lời nói của Ngài tràn đầy tình yêu thương và bàn tay đưa ra của Ngài bao dung vô tận, cho nên từ cõi lòng đau đớn, hận thù của ông Vô Não liền tan biến, cho nên sợ dây cột chặt để nung nấu tinh thần trả thù và bách hại muôn người đứt ngay ra. Ông ta như được tắm rửa bằng năng lượng Từ Bi của Phật, như được chiếu sáng bằng ánh Minh Quang siêu thế của Bậc Giác Ngộ, như giũ sạch muôn sự hận, sự thù. Đứng trước Thế Tôn, một con người bình thường, chân đất, vậy mà ông Vô Não cảm thấy nhỏ bé, li ti, bao nhiêu cái mạnh của lưỡi dao, của long đao, của sự hận thù, của tư tưởng luôn luôn sôi sục sức mạnh thể hiện để lấn át, để giết người chẳng còn. Chân run, ông ta đã té quỵ xuống trước mặt Thế Tôn và thành kính xin Thế Tôn giáo hóa.

Ta không đi sâu vào Đức Phật hóa độ ông Vô Não như thế nào nhưng cái gương của sự căm phẫn đó đưa đến hành động bách hại muôn người chính là vì ông Vô Não đã tự cột chặt mình vào những cảm xúc của mình, những suy nghĩ của mình để lúc nào cũng nghĩ ai cũng không thương ta, ai cũng ghét bỏ ta, ai cũng khinh bỉ, chà đạp lên ta và ta suy nghĩ đúng, họ sai, chính vì ta đúng họ sai nên ta phải tiêu diệt họ. Có khi nào Bảo Thành và các bạn là đệ tử ruột của ông Vô Não hay ít nhất là dòng họ nhiều đời với ông ta không? Để có tư tưởng tự cột mình vào trong suy nghĩ luẩn quẩn để trả thù một cách lộ liễu bằng những lời nói hung hăng, bằng những hành động lỗ mãng, hay chúng ta trả thù bằng sự ghen ghét, giận hờn, tức giận một cách ngọt ngào nhẹ nhàng như lưỡi kiếm bôi mật ở trên, để những con người khác vô tình nếm vào sẽ chết, hay êm ái như những mũi tên tẩm độc bằng những ngôn từ lắt léo, có ngạnh?

Các bạn! Chiêm nghiệm lại Bảo Thành có, các bạn có, chúng ta đã tự cột chặt mình vào trong những suy nghĩ của mình để từ đó trong những mối giao hảo của gia đình, ta luôn thể hiện rằng ta là đúng. Chẳng nói đến đàn ông là chồng hay đàn bà là vợ, chẳng nói đến thế mạnh cơ bắp của đàn ông hay thế mảnh mai, nhẹ nhàng của phụ nữ mà nói đến thế quyền muốn lấn át người khác trong tánh thích thể hiện như tự cột chặt mình vào tư tưởng, suy nghĩ của chính ta, để từ đó trở nên hung hăng, nguy hiểm một cách tàn khốc, để vô tình lại trở thành đệ tử của ông Kim Dung hay trở thành những nhân vật trong truyện kiếm hiệp. Quân tử trả thù nhau 10 năm cũng không muộn, quân tử ai đi trả thù vậy mà vẫn khư khư vỗ ngực xưng tên: “Kẻ quân tử trả thù 10 năm không muộn”. Sai vậy mà vẫn thích, là bởi vì ta không có chủ kiến, ta không có tư duy theo đúng những điều được soi dẫn bởi lời Đức Phật, ta bị lập trình tư tưởng của những hệ phái xã hội ở bên ngoài, họ muốn làm chủ cuộc đời của chúng ta, họ muốn biến ta thành con thoi như trong máy dệt để dệt nên những tấm lụa, tấm vải theo những khuôn mẫu, hình sắp đặt sẵn và thế là ta trở thành những đồ vật di động như bị sai khiến bởi người khác. Những cảm xúc, suy nghĩ ta tự cột chặt và những hệ thống tư tưởng từ tôn giáo, xã hội, từ văn học hoặc từ những nền kiến thức ta thâu lượm được, thủ đắc điều đó, ta giữ, ta ôm bởi vì không có nó ta cảm thấy như là trống rỗng, mất nó rồi không biết ta là ai cho nên vơ vét đại những điều ta thích, gom lại tổng hợp để thể hiện ta là như vậy.

Như thuở sinh thời lọt lòng mẹ, ta có gì đâu? Chỉ trong veo tiếng khóc, trong như ngọc, sáng như kim cương, trần trụi nhưng thánh thiện, còn bây giờ tiếng của ta ồn ồn như sư tử rống trong sự hung dữ, tiếng của ta ồn ồn như mãnh hổ đang đói muốn xé nát những người khác, thân xác thì lòe loẹt trang sức, những tư tưởng, hành động bất thiện, sói lang ở ngoài chất đầy ở trong tâm. Ta đã tự cột chặt mình thật nhiều để từ đó trong sinh hoạt với gia đình, ta dễ nóng giận, bực bội, sinh hoạt đối với xã hội ta luôn đay nghiến bản thân mình và rồi quay ngược lại cứ muốn chèn ép người khác. Cho đến đời sống tâm linh của chúng ta, chúng ta cứ ảo tưởng nghĩ đến cảnh này, giới kia thì được nhồi sọ bằng những tư tưởng của Phàm phu chợ búa, tạo ra những âm thanh huyễn hoặc, những hành động lu mờ, những tư tưởng hoàn toàn không chuẩn mực, đúng Pháp Thiện, để người bé bé, nhỏ nhỏ vậy mà nghênh ngang giữa đường chẳng sợ ai, đứng giữa trời đất không coi ai ra gì, vỗ ngực xưng tên ta là trời, là Phật, là Thánh. Cứ tưởng như ta là Bậc đã giác ngộ, đã hiểu, đã thông nhưng thật sự ra Bảo Thành và các bạn nếu nhìn kỹ, mỗi người chúng ta không bằng cách này bằng cách khác đang tự cột chặt mình vào những hệ tư tưởng, ý thức hệ, những luồng kiến thức ở bên ngoài, những kiến thức nhỏ bé, nó nhỏ lắm nhưng nó cột chặt để rồi ta không làm chủ được, ta bị chúng dẫn, cột chặt rồi nó quăng vòng vòng, vòng vòng, xà quần, xà quần cho tới khi chết, rồi lại rớt vào Địa Ngục.

Bạn có khi nào thấy bạn ích kỷ bởi sự cột chặt vào tư tưởng, suy nghĩ của mình để khi nhìn thấy ai đó làm một chuyện gì ta luôn luôn nghĩ rằng họ sai, ta luôn luôn nghĩ rằng họ đã chạm đến ta, đụng đến ta? Ta luôn luôn nghĩ rằng họ không tôn trọng ta, họ chì chiết ta, họ khinh thường ta hoặc ta luôn nghĩ rằng họ chà đạp ta thì đó là tư tưởng của ông Vô Não, kẻ sát nhân thời Đức Phật. Nếu bạn có tư tưởng như vậy thì bạn là đồ đệ của ông Vô Não. Không biết tại sao người ta dịch là Vô Não, tức là người không có não, não nhỏ như trái nho, bé lắm, không biết suy nghĩ, hành động theo cảm xúc đen tối, mù mịt của mình.

Đừng tự cột chặt mình vào. Các bạn phải suy nghĩ, trong Phật học, ta thiền, ta tư duy, Văn – Tư – Tu mới có thể bừng tỉnh và có Trí Tuệ. Phải tư duy các bạn ạ!

Không phải như những người học trò lười biếng, đến ngày thi rồi không biết làm sao mang chữ vào trong đầu, không chịu tư duy mà học, rồi mới mở trang học kia, trang sách ra, bài học ra, mới hốt chữ ở trong cái trang vuốt lên trên đầu, hốt vuốt lên trên đầu, vuốt lên trên đầu, hốt chữ vuốt lên trên đầu để chữ nó chạy vào trong đầu. Cái đó là tự lừa gạt chính mình. Chúng ta chỉ đi hốt và lượm lặt suy nghĩ, hành động của người ngoài rồi biến nó thành mình. Các bạn nói: “Không có đâu, tôi tự chủ”, nếu tự chủ thì Đức Phật không dạy trong Kinh Pháp Cú: “Tâm làm chủ các Pháp”. Phật đã nhìn thấy chúng sanh muôn đời không làm chủ được tâm và tâm của chúng sanh chưa bao giờ tu luyện để được làm chủ cho nên đã bị làm chủ bởi những tư tưởng ngoại lai ở bên ngoài, ý thức ở bên ngoài, hành động ở bên ngoài để rồi như một cái xác không hồn, múa may giữa cuộc đời cho tới khi chết. Do vậy mà Đức Phật đã dạy chúng sanh và mọi đệ tử của Ngài trong Kinh Pháp Cú câu đầu tiên: “Tâm làm chủ các Pháp”, phải tu để làm chủ tâm của ta. Và một trong những Pháp tu mà chính Đức Phật đã thể hiện để chiêu phục ông Vô Não đó là ánh mắt của Trí Tuệ nhìn thẳng vào những lầm lỗi và năng lượng Từ Bi bao dung vô tận, ôm ấp. Chỉ có tình yêu và Trí Tuệ, chỉ có Từ Bi và Trí Tuệ mới có thể cảm hóa người và cảm hóa mình, mới có thể phá tan đi ngục tù đen tối, mới có thể tháo gỡ mọi sự ràng buộc của những hệ tư tưởng ngoại lai, mới có thể cắt đứt được mọi sợi dây của sự ràng buộc, cột chặt ta trong vô lượng kiếp qua bởi những suy nghĩ vụn vặt, nhỏ bé của tâm bất thiện Tham – Sân – Si. Và làm được điều đó là ta tự tháo gỡ cuộc đời, tháo gỡ và không cột chặt nữa thì tự nhiên ta thấy thương vô cùng những người ta đang còn sống chung với họ, nhất là đấng bậc sinh thành hoặc vợ chồng hoặc bạn bè hoặc những người thân, những con người ta giao lưu, giao tiếp trong cuộc đời.

Các bạn! Trong hơi thở Mu A Mu Sa Chánh Niệm đó, các bạn phải nhớ rằng chính trong giây phút Bảo Thành và các bạn ngồi xuống tĩnh tọa, thở thật là nhẹ trong Chánh Niệm và trì Phật ngôn Mu A Mu Sa là lúc con người của chúng ta thể nhập vào trong biển trời mênh mông vô tận của lòng Từ Bi nơi mười phương Chư Phật, nước Từ Bi Cam Lồ đó sẽ xói mòn vô tận những bất thiện nghiệp ta đã tạo và mỗi khi các bạn thể nhập vào trong hơi thở Chánh Niệm của mật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, con mắt Trí Tuệ sẽ bừng sáng như tia laser chiếu thẳng vào những sợi dây của những ý thức hệ ngoại lai, những tư tưởng vụn vặt hoặc những sự Tham – Sân – Si cột chặt chúng ta. Và những sợi dây đó sẽ đứt ngay, sẽ bung ra ngay, sẽ tiêu biến, không có một cái gì có thể chịu đựng được tia sáng của Trí Tuệ của Bậc đã tỉnh giác. Nó mạnh còn hơn tia laser cho nên tọa thiền, thể nhập vào trong lòng Từ Bi Mu A Mu Sa, thắp sáng ánh mắt Trí Tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang và các bạn nhìn vào bên trong cuộc đời của các bạn, các bạn sẽ thấy rõ được những đống dây chằng chịt nhiều đời cột chặt tự thân mình, và chỉ nhìn thôi nó đã tự gỡ tự bung, chỉ nhìn thôi, nhìn bằng mắt thương nhìn đời, nhìn bằng lòng Từ Bi của Mẹ hiền Quan Thế Âm, nhìn bằng Trí Tuệ của Bậc Tỉnh Giác, của Đấng Đại Ngộ. Với cái nhìn như thế và sự thể hiện trong môi trường sống bằng biển từ mênh mông vô tận của Mẹ hiền Quan Âm đối xử với muôn người và ứng hóa kịp thời bằng tình thương để đồng hành tới muôn cõi đối với mọi chúng sanh, mang lại sự giao thoa, hòa hợp và chỉ có yêu thương, yêu thương chứ không có ghét, giận hờn.

Chúng ta thương thì thương cả đường đi lối về. Mắt thương nhìn đời của Bồ Tát Quan Thế Âm là thương tất cả mọi chúng sanh, ngay cả chúng sanh trong Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh Ngài cũng thương bởi vì Ngài thương bằng tình thương của một Bậc Đại Sĩ Quan Âm. Cái thương của Ngài không phải cái thương trong tình trường để thương đường đi lối về mà thương, thương tất cả, thương cả chúng sanh nhỏ bé li ti, thương luôn kẻ thù, kẻ bách hại mình. Ngài không bao giờ ghét như mối thù, sân hận, ghét bỏ của chúng ta, vu vơ quá. Thương thì thương đường đi lối về mà ghét thì ghét cả tông ti họ hàng khi không như ý. Phật và Bồ Tát không làm như thế! Chưa một lần nào Phật và Bồ Tát ghét bỏ chúng ta để nói câu: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, rằng ghét cha rồi giận luôn con để trừng phạt. Phật và Bồ Tát không trừng phạt! Phật và Bồ Tát luôn thương chúng ta, và để xứng đáng đón nhận tình thương đó, và để xứng đáng thể nhập vào tình thương ấy, và để cho chúng ta xứng đáng trở thành một con người gọi là Phật tử, một người đã nghe được tiếng Kinh kệ, lời của Phật khai thị thì chúng ta nhất định phải thể nhập vào năng lượng Từ Bi Mu A Mu Sa và phải tiếp nhận ánh Trí Tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang để tự tháo gỡ mọi sự ràng buộc và sự cột chặt nơi Tâm thức của chúng ta bởi những tư tưởng, ý thức ngoại lai, mù mờ của những con người chưa giác ngộ, để thể nhập vào ánh Trí Tuệ viên mãn của Đức Phật để nhìn thấu, để nhìn rõ, để hiểu, để gỡ, để buông, để xả và để cuối cùng là gì? Là yêu thương.

Đừng tự cột chặt mình nữa! Cột càng nhiều, tim đập càng mạnh, thở hổn hển, đột quỵ chết lúc nào không hay. Đừng tự cột chặt mình nữa để chân tay tù túng rồi lỗ mãng, sân hận rồi vung vẩy, sau này hối hận không kịp, xin lỗi cũng khó, khó có thể quên. Đừng tự cột chặt mình vào những điều đã mất từ muôn đời muôn kiếp. Đừng tự cột chặt mình vào những sự thổn thức riêng tư của mình bởi những cảm xúc của thân xác này tạo ra do giác quan ta tiếp xúc bên ngoài tưởng là có, và để gỡ được những điều đó, phá vỡ sự cột chặt đó, ta phải quán chiếu bằng Trí Tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang để nhận rõ ràng Vô Ngã, để nhận rõ ràng Vô Thường sanh – diệt. Phá vỡ được Vô Ngã và phá vỡ được tất cả những gì ta nhận diện rằng nó luôn luôn thường và bất biến đó rằng nó là Vô Thường sanh – diệt, rằng ta là có giờ hiểu rằng chẳng có. Khi tâm đã hiểu thấu được tinh thần Vô Ngã và tinh thần Vô Thường, Khổ trong ta liền tan biến và đi tới đâu ta đều mang yêu thương lan tỏa tới đó.

Đừng tự cột chặt mình, hãy tháo gỡ, tháo gỡ bằng lòng Từ Bi của Phật, tháo gỡ bằng Trí Tuệ Giác Ngộ của Đức Phật Mu A Mu Sa, NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.

Hãy đặt bàn Từ Bi và Trí Tuệ vào với nhau.

“Thưa Phật! Do lầm lạc, si mê, sân giận nhiều đời mà chúng con đã cố tình cột chặt mình vào những tư tưởng, hành động, suy nghĩ bất thiện, nay hiểu thấu, nguyện thể nhập vào lòng Từ Bi của Phật Mu A Mu Sa và thắp sáng đuốc Tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang để tự cởi trói, cắt đứt mọi sự ràng buộc, sống trong sự tự tại dung thông với Phật.”

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Trì mật chú:

Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến)

Hồi hướng:

Mời các bạn chắp tay vào hồi hướng công đức.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.

Chúng con thành kính lễ Chư Phật mười phương và thành tâm đón nhận năng lượng tình thương, Trí Tuệ của Phật để thắp sáng trong Tâm thức, gỡ bỏ mọi sự cột chặt bởi những lầm chấp, si mê, tham, sân từ Vô Minh nơi vô thủy vô chung đã cột chặt.

Nếu có được công đức nào đồng tu hôm nay, chúng con hồi hướng tới các nguyên thủ các quốc gia để họ bình tĩnh thẩm nhập được tinh thần tình thương và bỏ qua mọi sự dị biệt trong suy nghĩ, thành lập nên những chính sách hòa bình cho thế giới. Đặc biệt hồi hướng tới các nhà khoa học gia ngành y, ngành dược để họ chế tạo ra vắc xin, thuốc trị bệnh. Hồi hướng cho các bác sĩ, y tá, y sĩ, nhân viên cứu trợ trên thế giới luôn luôn chữa lành các bệnh nhân và đặc biệt hồi hướng cho đất nước Ấn Độ, quê hương Việt Nam và những quốc gia đang bị đại dịch hoàn hành được sự trợ lực trên thế giới để đẩy lui đi nạn đại dịch. Hồi hướng cho những ai phiền não, đau khổ tìm được hạnh phúc, bình an nơi Pháp Phật. Hồi hướng cho Chư vị hương linh theo thiện nghiệp của mình mà tái sanh cảnh thiện lành. Xin Chư Phật mười phương Từ Bi chứng minh.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts