Search

Bài 2005: Thế Gian Vô Thường – Thất Bảo#2 – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang

Mời các bạn quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mu A Mu Sa.

Nam Mô Ta Mô Ta Mô Đa Ra Hoang.

Con nguyện chư Phật Ban rải tình thương xuống cho mọi loài chúng con, để chúng con quán chiếu và thấy rõ vạn pháp vô thường, vô ngã, khổ và niết bàn.

Các bạn chúng ta hãy đặt bàn tay phải tượng trưng cho trí tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho từ bi.

Với hơi thở chánh niệm từ bi quán cùng với Phật ngôn Mu A Mu Sa, mỗi người chúng ta khi hít vào thở ra sẽ đón nhận được thật nhiều tha lực Phật điển từ bi của chư Phật và với Phật Ngôn Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang chúng ta mang năng lượng tình thương đó quán chiếu để thấy rõ các pháp Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Niết Bàn trong mỗi người chúng ta.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi người chúng con để chúng con quán chiếu, thấy rõ được thực tướng các pháp Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Niết Bàn, hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, quán chiếu thâm tâm trì mật chú.

Mu A Mu Sa.

Nam Mô Ta Mô Ta Mô Đa Ra Hoang.

(7 biến)

Các bạn thân mến, mỗi một ngày chúng ta khi thức hay khi ngủ, cơ thể thường vận hành hít thở vào ra, mang khí ôxy nuôi dưỡng thân của chúng ta. Nếu không có hít thở nữa, cuộc đời coi như đã xong, Đức Phật khi giác ngộ, không rời xa những điều rất căn bản trong kiếp nhân sinh. Cũng hơi thở vào ra, khi chúng ta vào thế gian này, rất bình thường để sống cho đến cuối đời dù cuộc đời của ta có thể là một ngày, một giây, mười năm, hay mười đời, cũng trong một hơi thở còn sống hay đã chết. Lấy hơi thở đó trụ tâm vào trong hơi thở chánh niệm, thấy biết rõ ràng thực tướng của các pháp vần xoay trong cuộc đời, đưa chúng ta tới tâm có thể nhìn thấy tất cả những điều không thể nhìn, hiểu được những điều không thể hiểu, biết được những điều không thể biết, đấy mới gọi là sự kì diệu của chánh niệm hơi thở từ bi quán với tánh thấy biết Lăng Nghiêm và Bát Nhã.

Vi diệu âm Mu A Mu Sa đưa chúng ta gần gũi hơn, tiếp cận thật gần với các đấng giác ngộ, với chư Phật mười phương để chúng ta không xa mà gần, không bị gián đoạn nhưng liên kết một cách liên tục trong cuộc đời, dù rất bình thường bận rộn như Phật tử tại gia phải đi làm việc. Phải gắn kết với Phật là ngồi tĩnh tọa, kiết già, bán già, hay những tư thế được nâng lên ở tầm gọi là cao siêu, để bay bay trong tầm tư tưởng gặp Phật, mà mọi tạo tác của cuộc đời khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi, mọi tương tác trong xã hội, ta luôn được chư Phật phủ sóng yêu thương từ bi, năng lượng vi diệu để chúng ta nhận biết và thấy rằng tất cả những gì đang tương tác trong cuộc đời này sẽ luôn vô thường biến đổi sanh diệt từng giây phút, chẳng tồn tại chẳng thường hằng, chẳng mãi mãi với chúng ta.

Phật ngôn Mu A Mu Sa giúp ta gần với Phật, như thế thì Phật ngôn Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang lại giúp cho Bảo Thành và các bạn có một tầm nhìn gần hơn, sát hơn, rõ hơn để thấu, thấu tất cả các Pháp này, ta đang nhìn thấy, đang sờ thấy, đang cảm thấy đều vô thường chẳng tồn tại. Và nếu như ai níu kéo vào đó sẽ tạo ra khổ đau, bởi tâm tham chấp, cũng chính vì sự tham chấp đó, chúng ta đã tăng trưởng bản ngã để chân đạp đất, đầu đội trời vĩnh viễn như đỉnh núi chẳng thể xoay chuyển hao mòn, đó là một tư tưởng gây dựng một bản ngã quá cao. Chúng ta biết trong Tứ Thánh Đế, khổ là do tập, tập là kết lại, tập là giữ lại, tập là trụ bám víu và hai chữ rất bình thường, tập là tham chấp, bám víu để tích lũy gây ra khổ.

Trong cuốn kinh Bát Đại Nhân Giác nói về một trong tám điều của đại giác ngộ, đó chính là sự giác ngộ về thế gian vô thường, đây chính chủ đề mà Bảo Thành và các bạn tham vấn ngày hôm nay, để đi vòng một chút có khái niệm sơ nhưng mà sâu, để người trong thế gian chúng ta hiểu thấu và thực tập một cách sống như bậc đại  giác ngộ là Phật. Kinh Bát Đại Nhân Giác nói Đức Phật giác ngộ thì Ngài liền giác ngộ được thế gian này đây là vô thường, là một dòng chảy luân lưu liên tục sanh diệt không ngừng trong từng giây, từng phút ngắn ngủi, ngắn ngủi đến mức mà ta không nhận ra rằng nó đã mất khi nó vừa hiện. Trong ngôn ngữ thế gian, vô thường đây không còn là nền triết học của Phật giáo, trực thuộc phạm trù của người học Phật, nó không còn thuộc những dòng kinh điển ghi chép nhiều đời trong các tạng kinh như kinh Bát Đại Nhân Giác hoặc Lăng Nghiêm, Bát Nhã, Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Hoa Nghiêm. Tất cả các thể loại kinh bạn có thể ghi xuống và liệt tên ngày nay có đầy ở trên trang mạng đó. Nó không nằm ở trong đó nữa, nó không thuộc Phật giáo nữa mà những người tôn giáo khác, những người biết nói thường ở trên cửa miệng vẫn nói rằng ôi thế gian này thật vô thường, ai cũng có và ít nhất một lần trong đời: thế gian thật vô thường, lời than đó thốt ra khi nào? Khi ta mất tiền, khi ta hao tài tốn của, khi ta thất tình, khi ta bị mất đi công ăn việc làm, mất đi danh phận, danh dự, mất đi quyền lực, mất đi miếng ăn, mất đi thân này, mất đi cảm xúc, mất đi tư tưởng mà chúng ta yêu chuộng hoặc điều chúng ta thích làm, hay những điều chúng ta thích ôm ấp, khi nó tuột khỏi vòng tay, tuột khỏi bàn tay, khi tuột khỏi tầm với mà chúng ta không thể lấy giữ, níu kéo được nữa thì mặt buồn rầu rĩ và than, thế là thế gian vô thường, ai cũng than thở câu đó. Thế gian vô thường là khi mất đi thôi, còn khi các bạn trúng số, có người tình, có quyền, có danh, có phận, có quyền lực, có chức quyền, có công ăn việc làm, có nhà cao cửa rộng, có xe hơi, có đồ ăn đầy đủ, có thời gian đi du lịch, có muôn sự ở đời ta ước nó có. Khi chúng ta cứ tưởng điều có mỗi ngày một lớn, và cứ ở mãi trong đời của chúng ta, mấy ai trong hoàn cảnh đang có, có nhiều, có thêm, có dư, có đến ngập trời, có đến che mất tầm mắt nhìn thế gian, che mất tầm nhìn không thấy chính ta, và chẳng thấy những người gần gũi cha mẹ, ông bà hoặc như vợ chồng, con cái, chẳng còn thấy ai, có quá nhiều, lúc đó 2 chữ vô thường kia chẳng còn trong tâm tưởng, bởi ta có mà. Cho đến khi cái có đó nó bốc hơi như bọt nước, hư huyễn, như sương, như tia chớp thì lúc đó không còn giữ được, nắm được, kéo được, ôm được, không còn sờ được, cảm được nữa thì lại than thế gian vô thường. Nhưng có mấy ai trong chúng ta thật sự nhận diện hiểu, thấu và biết chắc chắn rằng thế gian là vô thường để có một đời sống hạnh phúc đâu. Ta cứ như nhảy lên trên cái cân, lúc thì than thế gian vô thường, lúc thì sung sướng tưởng rằng có hết rồi bắt đầu lại giảm, sụt trồi như vậy, chẳng thể làm chủ được cuộc sống này.

Trong một năm qua, sự biến động trên toàn cầu, đại khủng hoảng do đại dịch, đưa đến nền kinh tế trên toàn thế giới sụp đổ, lung lay. Và dĩ nhiên biết bao nhiêu những người ta không biết, biết sơ, hoặc quen, có thế là bạn bè hay thân bằng quyến thuộc đã phải nằm xuống vĩnh viễn. Thấy vậy mà mấy ai thấm và thấu được thế gian vô thường, gặp, gặp đó rồi lại mất tiêu. Nhưng có những người đầy đủ phước báu, nhìn dòng đời cứ trôi, cứ chìm, cứ lên, cứ xuống, cả một năm qua đã nhận ra thế gian này vô thường. Và bắt đầu chiêm nghiệm về cuộc đời, lật ngược về quá khứ tuổi thơ với những sự được mất, còn có bắt đầu nhận ra thế gian thật sự vô thường. Đức Phật, kinh Đại Bát Nhân Giác, nói rõ thế gian vô thường, nhận được, hiểu được, thấu được đó mới chính là người thật sự đã giác ngộ.

Các bạn, khi chúng ta tuột mất tầm tay mối tình thì nhảy xuống hố sâu của cảm thọ, rồi lấy sự than khóc trét lên trên mắt, lấy sự rầu rĩ nhét vô trong miệng, lấy sự đau khổ bịt kín 2 lỗ tai, lấy sợi dây phiền ưu cột chặt đôi chân tay, chẳng có ngọ ngậy được nữa. Chúng ta nâng tầm, thế giới ngày nay thật dễ hóng chuyện, mua một bán mười, có một chuyện mà cứ chìm mãi, để rồi tự khổ để thể hiện rằng ta rất khổ cho bạn nó thương xót, cho thế gian nhìn thấy sự thảm thương của chính ta. Ta cứ chơi cuộc chơi, ta là người bị khổ và rồi ta đặt đối tượng khổ của sự mất tình, mất tiền, mất nhà, mất cửa, mất quyền danh lợi lạc hoặc làm điều gì cảm xúc đó va chạm ta cứ khắc, gõ như vị thầy chùa gõ mõ vậy, cứ liên tục, liên tục gõ, gõ riết vào tâm thức để in hằng ở trong đó những dòng chữ của sầu bi, phiền não, ai oán. Ta đâu thấy thế gian vô thường, có đó còn đó, cho nên càng lớn, càng đi qua mỗi một bước chân nhìn lại mấy điều đã vui được hưởng. Không, tràn đầy những cảm xúc đau khổ, ai oán, than van, trách móc, ta rất thích làm một diễn viên, diễn vai sầu muộn, khổ, để ta nhìn thấy cảnh đời rơi nước mắt, lụy phiền, lụy sầu để thương cảm ta. Ta thích làm như vậy, bởi vì chúng ta làm người đã dính và chấp quá nhiều vào trong tham ái, thích gây cảm xúc cho người, để thông cảm, nhưng nâng cao tầm giá trị để cho người ta để ý mình mà thôi, nhưng ta nào có ta. Các bạn cứ đưa tay vẽ một vòng tròn rồi thò tay vào trong đó, các bạn có thấy gì hay không? Vậy mà ta cứ vẽ vòng vòng những cảm xúc đau thương buồn khổ, rồi gửi đi muôn nơi, những dòng trạng thái sầu bi, ai oán, vui nhộm của cuộc đời để làm gì, để thả thính, để lôi kéo, để dẫn dụ người ta chú ý đến mình, trong khi mình như vòng tròn vẽ rồi thò tay vào không có, dù người ta có nhìn, nhìn một lần, nhiều lần, nhìn cả cuộc đời cho vạn kiếp luân hồi này đi nữa, mà mấy ai có thể thấy ta đi nữa, bởi ta nào có có đâu, cũng sanh diệt trong từng sát na, biến hiện như bọt nước, phùng lên rồi nở như tia chóp, như sương, như khói huyễn giả mà thôi.

Các bạn, cái khổ đến từ chỗ đó, từ chỗ mà không thấy thế gian vô thường, chúng ta đã nhìn thấy từ thuở nhỏ nào ông cố, bà cố, rồi đến nội ngoại 2 bên, có thể là cha mẹ, như Bảo Thành, cha mẹ đã mất rồi, ta đã từng chứng kiến và có sự trải nghiệm biết bao nhiêu người yêu thương tới lui và đã mất. Bảo Thành có nhân duyên được trở về nơi giường bệnh của cha mình, 4 ngày trước khi ông cụ mất, có cơ hội nhìn thật rõ sự biến đổi của sắc mặt, hơi thở, của thần thái của cha mình từ từ xuôi về với lòng đất mẹ, giã từ cuộc đời này để trở về với bụi trần. Chỉ 4 ngày thôi, mỗi một ngày có biết bao nhiêu dòng cảm xúc nó tới, buồn, vui có hết, là người sao không có những cảm thọ buồn vui, khác ở chỗ cảm thọ buồn vui đó nó tới, nó cho chúng ta sự hiểu biết như thế nào tùy vào tâm, nếu bạn giữ được tâm ở trạng thái thanh tịnh, tức là do công phu tu tập, thì cảm thọ buồn vui của một người yêu thương nhất mực, như cha mình, như mẹ mình đang dần chết đi, ta sẽ nhận được chân giá trị của cuộc đời và bắt đầu có đề mục rằng ta sẽ làm gì cho những giây phút còn tồn tại trên thế gian này, giây phút thôi nha các bạn, chứ đừng nói một ngày, một tháng hay một năm, một đời. Ai biết đời của ta là một năm, một trăm năm hay đời của ta chỉ là một giây, một hơi thở. Còn người không tu thì sầu muộn đắm chìm trong sự buồn thảm thê lương bởi cha đang chết, chết dần, chết nhanh.

Bảo Thành nhớ và khắc ghi trong lòng bởi đã cùng với người anh em của mình theo lời cha già đặt chính bàn tay của mình rút ống giây trợ lực ôxy, bởi cha nói hãy mang cha về, để cha có thể nằm ở nhà, nơi mà mấy mươi năm xưa khi các con ra đời, ở trên thế gian này cha đã đỡ con vào đời, dìu bước chân đi vào cuộc sống , truyền cho con kinh nghiệm và kiến thức, dắt dìu qua biết bao nhiêu chông gai, thử thách để thành người, Hãy đưa cha về nằm ở đó, có thể nhìn thấy con cháu quây quần, và muôn những điều hạnh phúc cha đã hiến dâng cho các con, hiển ngự trong ngôi nhà đó, để một lần thở ra rồi đi mãi  như là cánh hạc phương tây bay về cõi tịnh lành. Và trên đoạn đường chỉ có 15 phút từ nhà thương trở về, nhớ lại lời của Đức Thế Tôn dạy trong kinh Đại Bát Nhân Giác (8 điều giác ngộ của bậc đại nhân) thế gian là vô thường, người có tu, người hiểu được kinh, mới có chiều sâu của sự trải nghiệm, sự chiêm nghiệm dòng đời mong manh, huyễn giả. Và dĩ nhiên không phải khi nhìn thấy hơi thở cuối của cha ra đi, khi chính rút ống đó mà có thể cười vui ha hả như bậc giác ngộ. Những nước mắt của người con tuông trào, chảy mãi không thể ngừng, không thể giữ, nhưng những giọt nước mắt đó chẳng phải là dòng nước mắt bi lụy, sầu muộn, đau khổ, mà những dòng châu ngọc, nơi tình yêu vô hạn của người cha còn đọng lại trong trái tim của người con thổn thức bởi nhận diện sự thật về thế gian vô thường, như đời Đức Phật khi còn sống đã giác ngộ và truyền lại. Và như cuộc đời của cha đã thể hiện thế gian vô thường, thân của cha sẽ ra đi vĩnh viễn nhưng đạo đức của cha, giới đức của cha, tình yêu thương của cha vẫn còn đó, vẫn còn đó mãi mãi, thường lạc trong cuộc đời. Chúng ta khổ là bởi vì với cả 2 tay nắm giữ cõi vô thường, nhưng chẳng thể nhận ra ngay bên cạnh cõi vô thường sanh diệt từng sát na, vẫn có một cái thường hằng bất biến, bất sanh, bất diệt, đó là phẩm tánh cao quý mà Đức Phật đã thọ ký cho mỗi người chúng ta khi giác ngộ, chính là Phật tánh. Ta rong ruổi, ta đắm chìm trong phàm tánh, để khổ, để đau, để sân, để giận, để tham, để si, quên mất viên ngọc, viên ngọc minh châu cao quý là Phật tánh ở đó, mà ta không bao giờ sờ vào, chạm vào, ứng dụng trong cuộc sống. Thế gian vô thường, không phải là câu nói từ cửa miệng để than thở, không phải một chữ để viết lên trên tường để nhắc nhở, không khắc trên đá, trên bia, ghi vào trong kinh để tụng, để đọc. Thế gian vô thường cần phải chiêm nghiệm được, trải nghiệm được, thực nghiệm để mỗi người chúng ta nếm được mùi vị giải thoát ngay trong cõi trần này, diện kiến thế gian vô thường sanh diệt từng giây, từng phút của cuộc đời. Người ta cứ nói đạo Phật thật tiêu cực, cứ nói đến vô thường, cứ nói đến thế gian sanh diệt, cứ nói đến tội, đến chết, đến khổ làm cho u ám cả bầu trời, làm cho tâm thức đen tối làm cho lòng người não nề, cứ than không à. Đạo gì mà quái dị, cứ than thở, cứ nói về chết, về khổ, về sầu về vô thường. Đúng người ta cứ trách như vậy, chúng ta không thấu hiểu nên bị lời trách chê đối với Phật giáo, chúng ta xuôi, xuôi bè mát mái, thế là mất đi định hướng, chẳng còn minh định được hướng đi, thế rồi lập trường tiêu biến, cứu cánh, con đường mà chúng ta nhìn để đi tới đó nó mờ như sương, nó ảo như huyễn, nó đen như màn đêm không có mặt trời trăng sao, nó mù tịt, chúng ta đã lầm, đã lạc đường. Đức Phật nói rằng thấy thế gian vô thường, thấy được khổ, nhận diện nó, bởi cuộc đời khổ không làm cho ta khổ, những điều mà cho là khổ, không làm cho ta khổ, nhưng vì chúng ta chấp vào đó, ôm giữ, thủ chấp, khống nó lên, tăng giá, vượt ngoài tầm mức giá trị của nó nên khổ. Vô thường không mang lại khổ đau, thế gian có vô thường không tạo ra khổ đau, khổ đau chính là chỗ ta tham chấp và cho rằng ta có một cái tôi, có một cái ngã được quyền thừa hưởng như một ông thượng đế như một ông vua cõi trời, để tự tung tự tác, tạo ra muôn điều kì diệu trong tâm tham, mong muốn, để phục vụ cho nhu cầu tham của ta, và rồi ta đâu có làm được. Thế gian vô thường đó như vòng xoay của luân hồi, làm cho chúng ta đứng không vững, thì làm gì ta có thể làm chủ được cuộc đời như đấng tạo hóa tạo ra muôn điều kì diệu để tận hưởng, chỉ là ảo giác của tâm tham mà thôi. Cho nên người ta không thấu được điều đó, và cho rằng Phật giáo là tiêu cực, Đức Phật thấy điều trong thế gian xoay vần sanh diệt chẳng thể làm ta khổ, khổ ở chỗ là tâm tham chấp và nếu tâm không tham chấp, tâm thanh tịnh, tâm trong sáng thì ta có thể thấy được những điều mà không ai có thể thấy, hiểu được những điều mà không ai có thể hiểu, biết được những điều mà không ai có thể biết, ngộ được những điều mà không ai có thể ngộ, nếm được những mùi vị giải thoát mà không ai có thể nếm được, đó mới là chỗ huyền diệu, huyền bí như không huyền bí, huyền bí nhưng thật rõ ràng, nếu như giữ được trạng thái tâm thanh tịnh, không tham chấp, thì tất cả sự vô thường trong thế gian sẽ trở thành như một bàn tiệc của thần linh kì diệu, của hương vị giải thoát, bày sẵn cho chúng ta ngồi đó, mà tận hưởng suối nguồn hạnh phúc của Như Lai tuông xuống chúng ta qua lòng đại từ đại bi của  các ngài. Còn không đắm đuối trong tâm tham thì vô thường kia sẽ trở thành con ma, sẽ trở thành Diêm Vương mang lưỡi hái đến cắt cổ, chảo lửa để thiêu ta ngàn đời trong tam khảm của sân hận, của chấp, chấp tướng, chấp ngã, chấp pháp, chấp vào cái tôi, chấp vào sắc thân, thân tướng này là có cảm xúc tồn tại muôn đời và tư tưởng ta mườn tượng cho là thật, chấp vào những suy nghĩ, lời nói, hành động và chấp vào những gì đó về nguyên tắc, tức là hành vi, suy nghĩ, nhận thức, nhận biết của chúng ta luôn là đúng là có vĩnh viễn nên ta khổ.

Có ai xây một ngôi nhà có thể tồn tại mãi đâu, một đứa bé sinh ra được bao nhiêu cân lượng, thổi phòng lên bởi nhồi nhét thức ăn, cao cũng có thể gọi là 2 thước, nhỏ cũng 1 thước, vài chục cân, chết rồi cũng một mồ sâu y nhau, 4 vách gỗ đóng kín lại, khác biệt gì đâu. Kẻ giàu, người nghèo, kẻ to người bé, kẻ sung sướng hay khổ đau cũng phải về đó, mới sinh ra đời đã khóc cho cái khổ đang đi tới, chết rồi cũng khóc than cho ngày khổ đau sống trên dương trần. Chính bởi ta không bao giờ có lòng dũng cảm, trực diện nhìn rõ, để có cái nhìn rõ trong thế gian ta đang sống để biết rằng nó vô thường. Khi nhận diện được thế gian vô thường thì ta sẽ có nguồn hạnh phúc vô biên, sẽ có sự an lạc vĩnh hằng để làm gì, để chúng ta tăng trưởng phước báu. Sao có thể nói vô thường vĩnh hằng theo thời gian, có đó các bạn…, đã có đau khổ thì có hạnh phúc, bởi Đức Phật đã nhìn thấy rõ luật nhân duyên, có cái này có cái kia, có khổ nhất định có hạnh phúc. Còn không khổ, không có hạnh phúc, đó là tâm đi đến… võ lâm cao thủ thượng thừa. Như người như Bảo Thành và như các bạn thôi, thôi hãy nhận phận người nhỏ bé thấp hèn bình thường xếp từng cục gạch phước đức, trong hạnh phước nhỏ bé li ti để xây dựng ngôi nhà công đức của chúng ta. Đừng có tưởng tượng rằng ta là người quá dư giả công đức, đạo hạnh để tưởng tượng như thổi bong bóng, nó nổ một cái còn gì nữa đâu, hãy khiêm tốn. Bởi tất cả chúng ta đều sinh ra bởi nghiệp, nghiệp ác lẫn lộn một chút vàng thau ở trong đó, quặng toàn là đất cát, phải sàn, phải đãi mới có li ti vài hạt tấm của vàng để đúc nó thành vàng y, thành pháp y của như lai, trong pháp thiện, để mà hành tạo ra phước, hãy thấp xuống, thấp thật thấp, hãy khiêm tốn, khiêm tốn thật khiêm tốn, hãy lùi lại, lùi lại thật xa để thấy trời cao đất rộng, hãy khiêm tốn để thấy trời cao, hãy khiêm tốn để thấy vùng đất trũng nước, 4 phương mười hướng đỗ về, mang phù sa, để khai mở sự sống mới, càng khiêm tốn là càng nhỏ bé đi tự ngã, càng khiêm tốn thì từ dưới đáy, dưới đáy thật là sâu đó, ta có cơ hội nhìn rõ được thế gian vô thường. Và càng khiêm tốn, tâm càng thanh tịnh, tâm càng vững chắc như đại địa, quán tâm như đất, từ bi và hỉ xả, yêu thương để thấy để hiểu để thông, buông bỏ để nhẹ sống an vui.

Các bạn dòng đời đã trải qua biết bao nhiêu những trải nghiệm trong cuộc sống rồi, chúng ta phải nhìn rõ, phải thấu, từ thế gian này, trong những phạm trù hữu vi của những thứ cực lớn như Mặt Trời, những hành tinh như Mặt Trăng, Sao Hỏa, Sao Kim, Sao Mộc ở gần trong Thái Dương Hệ của chúng ta, đến hàng ngàn, hàng triệu, hàng tỉ tinh tú xa xôi kia. Hoặc những gì như thân xác, nhà cửa, xe hơi, ta thấy, ta chạm được nó cũng vô thường biến mất, nó không bao giờ tồn tại mãi, ngay cả những pháp hữu vi nhỏ li ti, không thể nhìn mà có thể cảm được nó cũng biến. Đó là nói về vật chất, còn nói về tâm như những cảm thọ, những cảm xúc, những va chạm trong tâm thức của chúng ta, dù mang tới cảm thọ thật lớn dai dẳng nhiều năm không hết hay chỉ thoáng qua như một cánh hồng lạc vào cõi mộng nó cũng tan biến vô thường chẳng bao giờ tồn tại. Thấy được điều đó để ta nhận định thật rõ trong tâm tưởng mình rằng khổ chẳng thể khổ, khổ không phải khổ mà khổ chính là tâm tham chấp, tham dục, tham ái, những điều ta cho là khổ đó không khổ. Được chiếc xe, mất chiếc xe không khổ, điều được mất chiếc xe, chiếc xe có hiện diện trong cuộc đời, hay chiếc xe có biến mất trong cuộc đời, nó không phải nguyên nhân tạo ra khổ mà nguyên nhân tạo ra khổ là lòng tham chấp, tham ái, tham dục. Cho nên thế gian vô thường không phải là nguyên nhân tạo ra khổ, nguyên nhân tạo ra khổ là lòng tham ái, tham chấp và tham dục.

Hiểu thấu được điều đó, chúng ta khi khổ đừng ôm ấp vào trong đó, đừng khứa vào trong tim những dấu của thời gian làm cho nó rỉ máu thương đau, để rồi đắm đuối ngập tràn, nắm tay cho thật chặt, giết người đi, giết người trong mộng, nhập vào trong mộng để đi giết, hóa ra mình khùng, vậy mà cũng cứ thích. Giết người trong mộng là chuyện thường của những ca khúc người ta chế tạo, giết người trong tư tưởng bởi tham dục, tham chấp, bởi bản ngã to lớn của mình, giết người trong ngôn ngữ, giết người trong hành vi ngày nay vẫn còn đầy hết trong thế gian này, mà thế gian là vô thường mà ta cứ tưởng nó còn đó để vung vãi những điều nguy hiểm trong ngôn ngữ và hành động để rồi trong chớp nhoáng của những giây phút hiện hình, vô tình sát hại biết bao nhiêu nhân sinh trong cõi này.

Các bạn hãy luôn luôn trở về với Phật ngôn Mu A Mu Sa đón nhận năng lượng tình thương của chư Phật và hãy trở về với Phật ngôn Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang để có một cái nhìn viên giác như trong kinh Đại Bát Nhân Giác nói về một trong những cái nhìn viên thông của bậc đại nhân đó là thấy được rõ thế gian vô thường. Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang giúp ta có năng lượng dõng mãnh, đứng dậy trên đống đổ nát của ác nghiệp, không còn vướng víu, bịn rịn cột chặt ở trong đó, nhẹ nhàng lướt ở trên đó bằng năng lượng yêu thương để không làm mù con mắt mà làm cho trí tuệ bừng sáng, thấy rõ được hàng trùng xa cách, để thấy những muôn điều kì diệu mà Đức Phật đã nói trong cõi thế gian vô thường, sanh diệt, biến ảo liên tục này, để ta luôn hạnh phúc và bình an. Hạnh phúc và bình an trong thâm tâm của cuộc đời ta, hạnh phúc và bình an trong gia đình nhỏ bé, có vợ chồng con cái, có cha mẹ ông bà, hạnh phúc và bình an trong xã hội mà ta có nhân duyên đang sống, đang sinh hoạt. Để mỗi một tạo tác trong thế gian vô thường sanh diệt từng sát na này ta biết gieo mầm yêu thương, ta biết mở cánh cửa của trí tuệ nhìn thấu, để nâng tầm, để thấm dần năng lượng từ bi, để biết, để thấy vạn pháp vô thường và thấy được thế gian vô thường, loại trừ mọi tham dục, ái dục, tham chấp của cuộc đời. Đừng ngồi đó mà than, đừng moi vách nhà người ta để sữa người ta, đừng xâm chiếm những quyền riêng tư để chỉ trỏ, để sửa họ mà hãy trở về để mình lấy lại chủ quyền nơi tự thân, nơi tâm thanh tịnh, sửa chính ta, lau chùi chính ta, để có một tánh biết, thấy rõ thế gian của thân này, sắc thân này, cảm thọ này, tư tưởng này những ý, ngôn ngữ và hành vi của ta này, những nhận thức, kiến thức của ta này đều vô thường không bao giờ tồn tại. Nếu như chúng ta không nhận ra cái thường hằng ngã định, chính là Phật tánh thì chúng ta đã theo hình bắt bóng, chẳng bao giờ nhận ra được chân giá trị của cuộc đời và khi còn sống ta chỉ là con rối, quay vòng vòng, quay vòng vòng để quán tính của vòng xoay đó đủ lực nó sẽ kéo ta, nó sẽ dẫn ta, nó sẽ làm cho chúng ta té sụp xuống trong tham chấp, trong ngã tướng cống cao của chính mình. Hãy nghĩ lại đôi chút về phận người đang còn tồn tại, và nhớ rằng dù chỉ sống một giây, như Đức Phật nói, mà hiểu được giá trị nhân quả, giữ tâm thanh tịnh tạo phước còn hơn sống cả trăm năm, ngàn năm mà không biết nhân quả, không biết làm việc thiện, vậy đừng tính bằng ngày, bằng năm, bằng kiếp mà hãy tính bằng từng sát na, từng giây tịnh tĩnh, giữ tâm trong sáng, để thấy, thấy thế gian vô thường, để hạnh phúc, để tạo phước cho chính mình và mang phước nhỏ bé, dâng hiến, hiến tặng cho tất cả những người ta yêu thương.

Hãy đặt bàn tay trí tuệ và bàn tay từ bi vào với nhau. Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng con, và gia trì Phật lực để chúng con quán chiếu, thấy rõ được thế gian là vô thường, hít vào bằng mũi, đưa xuống bụng phình ra, hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú:

Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tình thương xuống cho mọi loài chúng con, để chúng con quán thật sâu thấy rõ thế gian là vô thường, hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú:

Mu A Mu Sa

Nam Mô Ta Mô Ta Mô Đa Ra Hoang

(7 Biến)

Các bạn chúng ta có thể hỏi thế gian vô thường vậy làm sao để giữ được tâm thanh tịnh, như tâm kim cang trong suốt có thể đón nhận ánh sáng từ Mặt Trời, nghĩa là tâm ta sáng và thanh tịnh để có thể đón nhận trí tuệ của các bậc giác ngộ, như ngọn đuốc dẫn ta vượt qua tăm tối của cuộc đời, tới được nơi bình yên trong cuộc sống. Khó quá, không khó, tất cả chỉ là một thói quen, nếu ta thực tập cho mình một thói quen đi đến sự giác ngộ, không khó. Nếu chúng ta đắm chìm vào trong những thói quen thường tình của cuộc đời nơi thế gian này, thì những chuyện trong thế gian các bạn làm không được. Và nhất định nếu các bạn xuôi theo thế gian làm được mọi việc thì ngược dòng thế gian, tập thành thói quen, các bạn sẽ thực hiện được mà thôi.

Có một người có túi khôn kiến thức của thế gian, anh ta vác một túi thật lớn ở đằng sau, đi tới đâu anh ta cũng ngồi nói từ sáng đến tối mà không cạn lời, cạn chữ, cạn trí tuệ và kiến thức, muôn người ngồi nghe anh ta nói, anh ta đều chỉ vào túi ở đằng sau lưng nói rằng đây là túi kiến thức mà tôi đã thâu gom lại trên toàn thế giới, cái gì cũng có. Và đúng, đi tới đâu anh ta cũng nói từ sáng tới tối, nói hoài cũng không hết sách, nói hoài cũng không cạn chữ, nói hoài mà cái miệng luôn luôn tuông ra những thứ gọi là kiến thức của con người, ai cũng kính phục. Một hôm anh ta vác túi thơm đó đi một đoạn đường, thấy một người đang rao, ai mua dầu không? Anh ta nói à, người này chỉ là kẻ bán dầu, hồi xưa người ta bán dầu để mà đốt đèn, tiếng việt mình hay còn gọi là dầu hôi, anh ta thấy người bán dầu ngồi tới ngay cửa của một vị khách vì anh ta bán hàng rong, anh ta thấy người bán dầu để bình dầu xuống và người mua dầu để một chai thật là nhỏ, miệng chút xíu à, anh ta mới thắc mắc: với cái chai có cái miệng nhỏ này, nhất định đổ dầu vào nó sẽ chảy ra ngoài mà thôi. Anh bán dầu lấy một đồng xu thuở hồi xưa, tức là đồng xu ở giữa có một lỗ li ti đặt lên trên miệng chai…, ngỡ ngàng nói chai miệng đã nhỏ, mà anh bán dầu còn đặt lên đồng tiền có lỗ còn nhỏ hơn, vậy làm sao mà đổ dầu vô được, nó sẽ chảy ra ngoài mà thôi. Anh ta thấy chắc có lẽ người này không có trí khôn như ta, kiến thức chẳng có mà học đòi bán dầu làm chi. Anh ta cũng đứng nhìn thử nhưng người bán dầu, một tay cầm cái bình thật to đổ dầu qua lỗ nhỏ của đồng xu thời xưa lọt vào miệng chai thật bé đầy bình mà chẳng một giọt dầu nào chảy ra. Anh ta ngạc nhiên, hóa ra túi khôn của mình chưa có kiến thức đổ dầu siêu nhân như người kia, anh ta liền hỏi, làm sao anh có thể có kiến thức như vậy, người bán dầu quay mặt lại cười: ôi nó dễ ợt à, đó là thói quen trên 50 năm bán dầu, tôi quen quá rồi nên thuần thục, chỉ là thói quen. Nhưng ở đời cả một kho kiến thức ở trên cái túi ta vác đi để thể hiện ta có kiến thức nhưng không thực nghiệm kiến thức đó, không trải nghiệm kiến thức đó, không ứng dụng kiến thức đó, chỉ biết nói thôi, thì chẳng thể làm gì. Con đường tu Phật chẳng thể là con đường như anh chàng thâu lượm kiến thức Phật học vào một cái túi vác đây đó để mà diễn giải, mà là con đường ứng nghiệm, công phu để tạo thành một thói quen và để nhìn rõ thế gian vô thường thì mỗi người chúng ta phải trải nghiệm qua Phật ngôn Mu A Mu Sa và Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang, qua sự công phu, qua từng hơi thở chánh niệm từ bi quán, với tánh thấy viên giác của lăng nghiêm và bát nhã thì như người bán dầu lâu ngày sẽ quen. Thế gian vô thường này ta phải tịch tĩnh, trong sáng, tâm luôn trong sáng, tâm luôn tịnh và khi tâm tịnh, từ tận hư không pháp giới, muôn điều kì diệu sẽ hiển lộ trong từng sát na để các bạn hạnh phúc. Các bạn hãy cố vươn lên trong cuộc đời bận rộn của phật tử tại gia, hãy thường trú trong từng hơi thở vào ra, quán chiếu tình thương của Phật ban rải xuống và lan tỏa lòng từ bi xuống muôn loài chúng sanh, hãy tập nhìn thật rõ trong từng hơi thở của chánh niệm Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang, bạn sẽ có cơ hội tiếp được năng lượng vi diệu để thấy để nhìn để biết, để hiểu rằng cuộc đời trong thế gian này, để chúng ta sống hạnh phúc và bình yên trong tuổi đời ngắn ngủi như một hơi thở vào ra. Hãy đặt bàn tay phải trí tuệ vào lòng bàn tay từ bi để bắt đầu vi diệu âm nữa.

Thưa Phật chúng con xin đón nhận năng lượng tình thương của Ngài qua Phật ngôn Mu A Mu Sa và năng lượng vi diệu Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang để có một có một cái nhìn viên giác thông tuệ thấy rõ được thực tướng của các Pháp đều vô thường, khổ, vô ngã, niết bàn, và hiểu thấu được thế gian là vô thường để sống hạnh phúc an vui, sống tích cực, xin chư Phật gia hộ cho chúng con. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú:

Mu A Mu Sa

Nam Mô Ta Mô Ta Mô Đa Ra Hoang

(7 Biến)

Mô Phật chúng ta đã tu xong ngày hôm nay rồi và nhất định mỗi người chúng ta sẽ có một cái nhìn viên thông nhận rõ thế gian là vô thường để không còn sầu, sống trong sự tiêu cực, mà tích cực sống trong chánh niệm hơi thở từ bi quán với tánh thấy biết thật rõ. Các pháp trong cuộc đời này đều vô thường tạo ra khổ và nguyên nhân là tham chấp, tham chấp của cái ngã, từ bỏ được, ta sẽ thành tựu được niềm an vui vĩnh hằng, đó chính là niết bàn. Hãy chấp tay vào hồi hướng công đức.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa, Nam Mô Ta Mô Đa Ra Hoang. Con nguyện xin chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống muôn loài chúng con, để chúng con quán chiếu thấy rõ và hiểu biết được thực tướng của các Pháp là vô thường, khổ, vô ngã, niết bàn, để nhận diện ra thế gian là vô thường. Nguyện hồi hướng các nguyên thủ các quốc gia cũng thấy được thế gian này là vô thường để thành lập chính sách hòa bình mang lại niềm an vui cho nhân loại

Hồi hướng cho tất cả cho tất cả các bác sĩ ngành dược ngành y chế tạo ra được vắc xin và thuốc trị bệnh chữa lành bệnh nhân.

Hồi hướng cho các nhân viên cứu trợ, cứu tế trên thế chữa lành các bệnh nhân và hồi hướng cho những ai còn đau khổ phiền não tìm được hạnh phúc và bình an. Hồi hướng cho hương linh theo nghiệp thiện mà tái sanh cõi lành. Xin chư Phật mười phương từ bi chứng minh.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts