Search

4083. Tự Làm Khổ Mình

Trần Công Minh đánh máy

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô, các bạn đồng tu. Chúng ta với một lòng thành kính, hãy cùng nhau quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo, để bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con nguyện mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con biết miên mật hành trì mật thiền chánh pháp, lan tỏa tình yêu thương, thắp sáng trí tuệ, sống đời tỉnh thức, hành trì các pháp thiện, quán chiếu thấy rõ các pháp là Vô Thường, là Khổ, là Vô Ngã. Chúng con cũng đồng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ ông bà cha mẹ, những người thân đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Nguyện cho hàng đệ tử chúng con bệnh tật tiêu trừ, thân tâm thường an lạc, tinh tấn tu học, tin sâu nhân quả. Nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Xin chư Phật Từ Bi chứng minh!

Mời các bạn đặt tay phải vào lòng bàn tay trái, chúng ta hãy ngồi xuống, trở về với hơi thở vào. Hít vào chậm rãi, thở ra từ từ, nhận biết rõ từng hơi thở vào ra, ghi nhận rõ từng cảm xúc, suy nghĩ của mình, đồng thời quán chiếu tâm Từ Bi, tâm Trí Tuệ, Tỉnh Giác, Thiện Lành qua bốn mật ngôn Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U, chúng ta hãy bắt đầu.

Hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng, lan tỏa và hồi hướng cho nhau.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Các bạn đồng tu thân mến, nếu như mỗi người chúng ta đây không hội đủ những duyên lành, thật khó để gặp gỡ, trao đổi và cùng nhau nghiên cứu hành trì để có được một đời sống chánh niệm, chuyển hóa những phiền u trong cuộc đời. Câu nói nào khi nói ra cũng dễ, để thực hiện được cần phải có sự quyết tâm, có sự kiên định và luôn luôn nghiên cứu đúng phương pháp để hành trì mới có thể giữ được chánh niệm trong đời sống. Khi nghe và hiểu được chánh niệm trong đời sống, để có sự tỉnh giác an vui, chúng ta rất thích. Thật sự chánh niệm tỉnh giác có lợi lạc vô cùng cho đời sống của mỗi người, vì vậy khi hiểu được ai cũng muốn thực tập. Nhưng hãy nhớ mỗi người chúng ta như cây cỏ hoang mọc ngoài đồng, xưa đến giờ ít có ai chăm sóc cho và muốn mọc đâu thì mọc, muốn trổ đâu thì trổ.

Tâm ta như cỏ hoang, phóng tâm, tâm thất niệm, phóng niệm, tâm tà niệm, vọng niệm, đủ mọi loại suy nghĩ. Chính vì cuộc đời này ta thấy mỗi ngày và tương tác, nên suy nghĩ đó liên tục đan xen, làm cho ta mệt. Chuyện chợ, chuyện công việc làm, chuyện giáo dục, chuyện vợ chồng, con cái, cha mẹ, nhìn mà thấy chóng mặt, nhiều chuyện quá. Ở đời nói tóm lại nhiều chuyện là khổ, nhiều chuyện khó giữ được chánh niệm. Mọi sự khổ ở trên đời đều do ta tự làm khổ mình, mọi sự sung sướng ở đời cũng không phải trời ban, Phật ban, cũng tự ta làm mình sung sướng. Khổ cũng tự ta chẳng ai đày đọa, trừng phạt, sướng cũng tự ta tạo ra.

Bạn muốn tự tạo ra khổ, tự tạo khổ cho mình hay tự tạo sướng cho mình? Đứa trẻ còn rất thơ đưa cục kẹo và cục đá cũng phân biệt được đấy, sau khi ngậm vào miệng thấy cứng chúng nhả ra, khi ngậm vào miệng thấy ngọt, chúng thấy kẹo chúng ngậm. Ta đã ngậm bồ hòn để tự làm khổ mình bao nhiêu lâu rồi, bao nhiêu năm rồi nhưng có chịu nhả ra đâu. Còn cục chánh niệm đời sống ngọt ngào hạnh phúc, có thể tự làm mình sướng thì chẳng bao giờ ngậm vào trong tâm, chỉ ngậm vào những điều ngang trái, tự làm khổ.

Con đường trì mật pháp là con đường tự làm sướng, các bạn phải nhớ sung sướng và khổ đau do chính ta tạo ra. Ông Phật không tạo ra khổ đau hoặc sung sướng cho chúng ta. Bồ Tát không tạo ra khổ đau và sung sướng cho chúng ta. Ông trời không tạo ra khổ đau và sung sướng cho chúng ta. Mỗi khi ta khổ đau ta than trời trách đất trừng phạt ta, mỗi khi ta sung sướng thì ta lại đỉnh đỉnh trên cao tự mãn rằng ta tạo ra điều đó. Khổ thì đày cho ông trời, phước sung sướng thì tự mình. Các bạn thấy chưa, đó là điều nghiệt ngã trong sự ngớ ngẩn của kiếp con người. Các bạn có khi nào nghĩ lại một chút rằng mình đã bị thất niệm để tự làm khổ mình hay không? Tự làm khổ chắc chắn là có rồi, nhưng hôm nay có những điều mà mỗi người chúng ta phải kiểm chứng coi mình có những dấu hiệu này hay không, nếu có những dấu hiệu này có nghĩa là bạn đang tự làm khổ mình, bạn chưa tự làm sướng bản thân, làm khổ đó.

Dấu hiệu nào nơi bạn để bạn nhìn rõ mà biết rằng bạn đang tự làm khổ mình? Cái thứ nhất là chúng ta luôn luôn sống lệ thuộc vào sự phê bình của người khác. Bạn có thấy không, cuộc đời này đã bao nhiêu lần bạn khổ sở quá trời, rồi làm khổ chồng vợ, con cái, cha mẹ, ông bà, người thân, làm khổ tự thân của mình vì chúng ta quá lệ thuộc vào sự phê bình của người khác. Hàng xóm phê bình một chút xíu thôi, cái hàng rào ta mới làm là không đẹp, nhìn thì thấy ông chồng bỏ biết bao nhiêu tiền ra làm cái hàng rào cho đẹp cảnh nhà, mà hàng xóm phê bình một cái về càm ràm với chồng cả ngày từ sáng đến tối, ông chồng bực quá phá luôn cái hàng rào. Cô vợ mua một món đồ về tặng cho chồng, người hàng xóm hoặc bạn bè thấy được phê bình liền một cái “Cô vợ của anh chẳng khéo, tưởng mua cái gì, cái này không thấy đẹp mà tốn tiền”

Lời phê bình đó làm ông chồng bực mình, trách vợ chẳng khéo, về đập bể cả món đồ vợ tặng.

Các bạn thấy chưa, những chuyện lặt vặt nếu kể ra trong chúng ta thường luôn luôn lệ thuộc vào sự phê bình của người khác để điều chỉnh cách sống, từ đó mà bị người ngoài giật dây, thật khổ, nhìn đi. Hình như Bảo Thành thấy mình cũng hay lệ thuộc vào sự bình phẩm, phê bình của người ngoài, người ta khen mình đẹp, khen mình hay, mình bay lên tận trời cao. Mà người ta đày đọa mình, người ta phê phán mình, thì mình té xuống 18 tầng địa ngục. Mọi cảm xúc luôn luôn lệ thuộc vào sự phê bình, ra ngoài thì sợ người ta nói này nói kia, vào nhà thì sợ người ta nói kia nói này. Sợ, sợ cả cuộc đời và lệ thuộc vào những lời phê bình của người khác. Bắt mạch thử coi ta thấy ta có dấu hiệu đó không? Có, nếu có bạn đang tự làm khổ bản thân.

Dấu hiệu thứ hai, các bạn nhớ Bảo Thành đưa ra một vài dấu hiệu để chúng ta trở thành bác sĩ của chính mình, bắt mạch cho mình, bởi đạo Phật phải nhớ ta tự làm khổ thì ta cũng phải tự làm mình sướng. Sướng và khổ là hai mặt của cuộc đời, chọn mặt sướng để tự làm mình sung sướng, hạnh phúc, an lạc là điều dĩ nhiên của kiếp người. Thứ hai mà ta phải nhìn để coi có triệu chứng này hay không, đó là hay trì hoãn. Mình hẹn với chính mình hoặc với người, mình hứa với chính mình hoặc với người, nhưng rồi cứ trì hoãn, kéo dài, kéo dài. Điều này là dấu hiệu hiển nhiên, bởi đã biết bao nhiêu lần chúng ta hứa, chúng ta hẹn mà trì hoãn cho tới suốt cuộc đời.

Bạn đã hứa với ai chưa và bạn đã trì hoãn với ai chưa, hay trì hoãn với bản thân chưa? Có dấu hiệu này là bạn đang tự làm khổ bản thân, có đấy. Bao nhiêu lần Bảo Thành nói chuyện với quý Phật tử, các bạn đồng tu, mời gọi họ sống một đời sống chánh niệm, bước vào con đường tu. Họ trì hoãn, họ bảo còn trẻ lắm, còn bận rộn lắm, còn nhiều chuyện lắm, còn phải lo cho vợ, cho chồng, cho con, để khi thành tựu tiền nhiều, của cái, ổn định đời sống, bình yên rồi sẽ đi. Ta trì hoãn mãi, trì hoãn cho tới hơi thở cuối cùng, thần chết gõ cửa vội vàng nhớ lại, nhờ người cầu nguyện, hộ niệm, thì nói không ra lời, chẳng ai hay mình muốn nói gì. Đây là tự làm khổ, dấu hiệu này luôn luôn có trong chúng ta, các bạn coi có thấy triệu chứng này trong đời sống của mình không? Nếu có thì phải biết rằng bạn đang tự làm khổ bản thân.

Dấu hiệu thứ ba mà chắc chắn ai cũng có, nói chung mọi dấu hiệu Bảo Thành nói ra ai cũng có, mà có tức là đang tự làm khổ. Dấu hiệu thứ ba là quá chắc chắn, việc gì cũng phải chắc chắn 100 phần trăm và rất sợ sự rủi ro. Phật dạy té ở đâu vịn đó đứng dậy, câu này khẳng định thật rõ rằng trên đời này, cuộc sống này mỗi người chúng ta không thể vững chãi mãi, chẳng thể một lần mà sẽ nhiều lần té xuống, biết rõ sẽ bị té. Vì vậy Đức Phật dạy té ở đâu vịn đó đứng dậy. Hãy đứng lên, đứng lên ngẩng cao đầu để làm người, té đâu vịn đó đứng dậy. Nhưng chúng ta trong cuộc sống rất sợ té, rất sợ lầm lỗi, cái gì cũng chắc chắn, để chúng ta mất quá nhiều cơ hội trong cuộc đời.

Sự chắc chắn trong cuộc đời là không có bởi vô thường luôn luôn hiện hữu, nhưng chánh niệm tư duy thì có. Chánh niệm, chánh tư duy, chánh kiến thì có, trong chánh niệm, chánh tư duy chúng ta nhìn rõ để hành xử. Nhưng cuộc đời có biết bao nhiêu những nghiệp thức ta đã tạo ra, nghiệp lực đó vẫn dắt chúng ta, vẫn kéo chúng ta. Vậy nên nhất định ta sẽ vấp té, chẳng có điều gì chắc chắn trong cuộc đời, nhưng với sự chánh kiến, chánh tư duy và một đời sống chánh niệm tỉnh giác, mỗi một bước ta hướng về phía trước dù có vấp té ta không bao giờ bỏ cuộc. Nên chúng ta vẫn vững chãi đứng dậy tiếp tục mà đi. Bạn có tánh chắc chắn như vậy hay không? Nếu có thì là triệu chứng thứ ba, thường xuyên tự làm khổ bản thân, các bạn có không?

Triệu chứng thứ tư là triệu chứng mà hầu hết trong chúng ta luôn luôn muốn và luôn luôn có, đó là muốn làm chủ cả thế giới, muốn làm chủ mọi hiện tượng, muốn làm chủ mọi vấn đề. Nhưng nhìn lại ta chẳng bao giờ làm chủ được mọi thứ, mình thì nhỏ bé mà muốn cân cả thế giới này, muốn làm chủ cả thế giới này. Triệu chứng này có, cái gì cũng muốn làm chủ mọi tình hình, mọi mặt, nhưng không làm được gì. Đây là triệu chứng tự cao, tự mãn, gây khổ cho mình, tạo khổ cho mình, có không các bạn? Có, chắc chắn có! Triệu chứng thứ tư này rất nguy hiểm, bởi nó là tánh tự mãn, tự cao, đi đâu cũng làm chủ cuộc diện. Nhưng đời vô thường sinh diệt liên hồi, làm sao làm chủ được. Do đó các bạn nếu có triệu chứng này kiểm tra lại đi, đang có căn bệnh tự làm khổ bản thân.

Triệu chứng thứ năm là chúng ta luôn luôn đổ lỗi cho người, chẳng bao giờ nhìn nhận lỗi lầm của mình, chuyện to chuyện nhỏ, nhìn quanh nhìn quẩn có người là đổ lỗi ngay cho người đó. Có cha mẹ đổ lỗi cho cha mẹ, có ông bà đổ lỗi cho ông bà, có vợ có chồng, con cái, bạn bè, đủ mọi người qua lại nhìn cái đổ lỗi cho họ. Còn không có ai nữa thì nhìn trời nhìn đất, đổ lỗi cho trời, cho đất, còn không ai nữa thì đổ lỗi cho cục đá, cục gạch, cái cây. Chẳng bao giờ muốn nhìn nhận tội lỗi của mình, nhìn thẳng vào sự thật để sửa, đổ lỗi quanh co. Có tánh đó là đang tự làm khổ

Triệu chứng thứ sáu là không bao giờ đồng hành để cảm nhận với sự sống, mà tách rời ra, bám chặt vào những sở thích cá nhân. Bạn có cha mẹ bạn không đồng hành với cha mẹ, cảm nhận niềm vui nỗi khổ của cha mẹ. Bạn có vợ có chồng bạn không đồng hành, đồng sự để cảm nhận với sự vui, sự khổ, sự sướng, sự thành công thất bại của chồng, Bạn có vợ bạn cũng không làm điều đó, con cái cũng như vậy, mọi người cũng như vậy, coi như người dưng. Chuyện người người làm, chuyện ta ta làm, chẳng quan tâm tới ai, chẳng bao giờ cảm nhận được đời sống chung quanh, chẳng bao giờ biết tri ơn, biết ơn, tri ân, biết cám ơn, biết nhìn nhận những sự trợ giúp của người khác, những sự đồng hành chung với nhau. Chúng ta tách rời khỏi thế giới nhưng muốn làm chủ cả thế giới và nhân loại, chẳng biết cảm nhận, chẳng có cảm giác, chẳng có đồng hành chung, đồng cảm. Có triệu chứng đó là đang tự làm khổ, bạn có triệu chứng đó không? Có, Bảo Thành có!

Triệu chứng thứ bảy là cầu toàn, việc gì cũng phải hoàn hảo. Trên đời này đâu có chuyện gì hoàn hảo đâu, thế giới nhị nguyên và duyên sinh có này có kia, có hoàn hảo thì phải có những khiếm khuyết. Nhưng sao kỳ quá Bảo Thành và các bạn chuyện gì cũng muốn hoàn hảo, từ đó trở thành kẻ khó tính, hay bực bội. Làm chuyện gì do chính mình làm cũng không ưng ý, ai làm chuyện gì cũng chẳng ưng ý, cầu toàn quá, muốn cái gì cũng phải hoàn hảo, có không? Có! Chính vì cái đó mà tự tạo khổ, tạo khó cho mình. Vợ nấu món cơm sau một buổi làm việc mệt nhọc, mời mình ngồi vố bàn ăn cùng với con cái, hôm ấy vợ vui với người nhà quá món ăn cho thêm chút muối có vẻ mặn nồng, thì bực bội, khó chịu. Ngược lại vợ cũng vậy, chồng về đôi khi mệt nhoài trong công sở, thiếu sự tế nhị cười tươi hỏi em ơi anh về hoặc chuyện gì đó thiếu tế nhị một chút xíu thôi là bực bội, bởi vì chúng ta cầu toàn, từ đó mà trách cứ nhau, trách cứ bản thân. Bạn có dấu hiệu này không? Chắc chắn là bạn đã có. Cho nên các bạn ơi, cuộc sống này nếu cầu toàn là sẽ khổ.

Những dấu hiệu vừa kể trên sẽ tạo khổ cho mình nhiều lắm, các bạn phải nhớ như thế để chúng ta từ từ nhận thức được. Nhận thức được như người bác sĩ bắt được cái mạch của mình, chẩn được bệnh của mình để cho thuốc cho phù hợp. Những dấu hiệu vừa kể trên nếu có nơi các bạn, mà chắc chắn Bảo Thành thấy rằng có, các bạn và Bảo Thành luôn có, thì phải nhận ra rằng chúng ta đang tự làm khổ bản thân. Nếu có tự làm khổ bản thân chắc chắn sẽ có tự làm sướng bản thân. Thật đơn giản Đức Phật dạy hãy đừng tự làm khổ mình, vì ta tự làm khổ không thể khắc phục cầu trời, cầu Bồ Tát tới làm cho ta sướng. Nhớ nguyên tắc nếu ta tự làm khổ mình, thì sẽ có cách để tự làm mình sung sướng, hạnh phúc, an vui. Con đường đó là con đường của Bát Chánh Đạo gọi là chánh niệm, chánh niệm tỉnh giác.

Làm sao để giữ được chánh niệm các bạn? Đây là câu hỏi, trước khi trả lời câu hỏi này các bạn hãy nhớ, chánh niệm tỉnh giác sẽ là nguồn năng lượng vi diệu để tự làm sung sướng bản thân, có được sự an lạc và hạnh phúc. Thay vì tự làm mình khổ theo các dấu hiệu triệu chứng trên của sự thất niệm, thất niệm có những triệu chứng như đã kể. Chánh niệm có triệu chứng như những hiện tượng tuyệt vời là cảm thấy an lạc hạnh phúc, cảm thấy vui sướng khỏe mạnh, cảm thấy hòa ái tự tại và biết thông cảm với tất cả mọi người, khiêm tốn, nhẹ nhàng. Làm sao để giữ được chánh niệm tỉnh giác? Phật dạy hãy dùng ngay hơi thở vào ra, đưa tánh biết, chỉ biết thôi, hít vào phình bụng, thở ra hóp bụng, chậm rãi, nhẹ nhàng, biết và ghi nhận thật rõ ngay trong thực tại những cảm xúc, những suy nghĩ của mình. Dù là những cảm xúc hoặc những suy nghĩ khó chịu, không đúng, không sao, chỉ khi nhận.

Biết và ghi nhận, không tác động vào để tiêu diệt, không tác động vào để tăng trưởng, biết và ghi nhận. Mỗi khi thất niệm đầu óc nghĩ lung tung thì ta ngừng khoảng chừng 3 giây, bắt đầu trở lại hít vào phình bụng, thở ra hóp bụng thật nhẹ nhàng. Cứ như thế biết hít vào biết thở ra và nhận biết, ghi nhận thật rõ mọi cảm xúc của thân, mọi suy nghĩ của tâm, thì chúng ta dần dần sẽ có được chánh niệm. Nếu như vẫn còn có những tà niệm, thất niệm cuồn cuộn kéo tới như con thuyền bị nước kéo trôi phăng phăng đi, thì phải có sợi dây cột thuyền trở lại vào gốc cây, vào mỏ neo để không bị trôi dạt. Sợi dây đó chính là chánh niệm, cột chặt tâm tánh biết vào chánh niệm, chỉ biết mà thôi.

Rồi nếu bạn thực tập thêm một pháp quán tâm từ bi nữa, tức là hít vào phình bụng biết hít vào phình bụng, ghi nhận thật rõ hít vào phình bụng, rồi thở ra hóp bụng biết và ghi nhận thật rõ. Nhưng quán tâm Từ bi qua mật ngôn Mu A Mu Sa có nghĩa là lan tỏa tình yêu thương, sự yêu thương này là sự rộng nghĩa theo ngôn ngữ đời thường của tâm từ bi yêu thương. Hạnh của Ngài Quan Âm Bồ Tát, mắt thương nhìn đời gắn kết với đời, không phân biệt cao thấp đúng sai. Mu A Mu Sa là mật ngôn mang tới cho chúng ta sự gần gũi với chư Phật và Bồ Tát, để tiếp hiện được nguồn năng lượng tha lực yêu thương của Phật, hòa quyện vào với tự lực, dùng tánh biết trong chánh niệm hơi thở tỉnh giác, bạn sẽ tự làm mình sung sướng mà thôi, không còn tự làm khổ nữa.

Do đó làm sao để có chánh niệm? Hãy thực tập hơi thở vào ra chậm rãi từ từ, quán chiếu tâm Từ bi qua mật ngôn Mu A Mu Sa. Mỗi khi bạn hít vào bằng mũi bạn đưa xuống dưới bụng phình bụng ra, ta biết hít vào bằng mũi phình bụng, thở ra bằng miệng trì mật ngôn Mu A Mu Sa hóp bụng vào biết hóp bụng từ từ, trì mật ngôn Mu A Mu Sa. Có nghĩa là nguyện xin chư Phật mười phương, rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh. Thất niệm kéo tới hít thở nhẹ nhàng trong 3 giây, rồi bắt đầu cứ thực tập phép quán như thế bạn sẽ có được chánh niệm tỉnh giác, chánh niệm đời sống. Đời sống của bạn sẽ không còn là một đời sống tự làm khổ mình, nhưng đời sống của bạn sẽ là một đời sống tự làm mình sướng và an lạc trong chánh niệm tỉnh giác. Điều này chẳng thể có nếu bạn không hành trì và thực tập, không thể ngồi cầu xin mà được mà cần phải thực tập các bạn. Hầu ở trên đời này chuyện to chuyện nhỏ đều cần phải thực tập chánh niệm hơi thở, để có đời sống tỉnh giác. Quán chiếu tâm từ bi để có lòng bao dung và tha thứ, bao dung tha thứ cho người và cho chính mình.

Con đường Bát Chánh Đạo là 8 con đường dẫn đến sự giác ngộ, chánh niệm hơi thở là một trong tám con đường mà Đức Phật dạy trong bài Pháp Luân thường chuyển đầu tiên, tại vườn Nai cho năm anh em Kiều Trần Như. Đệ tử của Phật ngày hôm nay là Bảo Thành là các bạn phải nhớ, phải hành trì và thực tập để không bị thất niệm tự tạo khổ cho mình, nhưng có được chánh niệm tự tạo sự an lạc và sung sướng. Mấu chốt là đây, ở chỗ là khổ do ta tạo, sướng do ta tạo, tạo khổ cho mình hay tạo sự sung sướng an lạc cho mình ta phải lựa chọn mà thôi. Đừng để khổ nhiều quá, đừng tự tạo khổ nhiều quá, đời ta khổ, làm khổ ông bà cha mẹ, vợ chồng, con cái, làm khổ người thân và xã hội. Đời ta sướng an lạc cả thế giới đều sướng.

Vậy nên hãy tự làm bác sĩ của mình để chẩn mạch coi có 7 triệu chứng như vừa kể ở trên không. Đó là những triệu chứng tự làm khổ và cũng hãy sống một đời sống chánh niệm hành trì quán chiếu tâm Từ bi, hạnh của Mẹ hiền đại từ đại bi tầm thinh cứu khổ Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn. Nếu thực hiện được chánh niệm tỉnh giác, quán chiếu tâm từ bi, cứ từ từ thôi các bạn, hít vào phình bụng, thở ra hóp bụng quán chiếu tâm Từ bi – Mu A Mu Sa. Thất niệm kéo tới ngừng 3 giây, 4 giây, 5 giây lại tiếp tục hít vào ta biết ta hít vào, ghi nhận mọi cảm xúc và suy nghĩ khi hít vào, thở ra ta biết ta thở ra, ghi nhận mọi cảm xúc và suy nghĩ khi thở ra.

Nếu nhiều chuyện kéo tới thì đưa tâm quán vào tâm Từ bi qua mật ngôn Mu A Mu Sa, có nghĩa hít vào phình bụng thở ra hóp bụng, tổng trì mật ngôn Mu A Mu Sa. Cứ như thế bạn sẽ có được nỗ lực thâm hậu, định lực vững chắc và chánh niệm sẽ hiển lộ để bạn tự làm mình sung sướng trong cuộc đời ngắn ngủi này. Mời các bạn trở về với hơi thở của chánh niệm, quán chiếu tâm Từ bi – Trí tuệ – Tỉnh giác – Thiện lành qua bốn mật ngôn. Nếu bạn nào mới vào ngày hôm nay thì chúng ta cũng đồng hành với Bảo Thành, quán chiếu qua bốn mật ngôn này. Mật ngôn Từ bi – Trí tuệ – Tỉnh giác – Thiện lành, giúp cho các bạn trở về với tánh biết trong ngay thực tại của chánh niệm hơi thở, bạn sẽ tỉnh giác.

Hãy hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng, sống chánh niệm tỉnh giác.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn